Ý nghĩa các cột thông tin khi xem bảng giá chứng khoán

Bạn là nhà đầu tư chứng khoán mới và chưa biết cách xem bảng giá chứng khoán? Bạn mới tham gia vào thị trường? Bạn cảm thấy khó khăn trong việc quan sát giá cổ phiếu trong bảng giá trên bảng điện? Bài viết hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những cột xuất hiện trên bảng giá, từ đó nắm bắt thông tin được nhanh chóng và rõ ràng, đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn.

1. Cột “Mã CK” – Mã chứng khoán (Stock Code)

Cột này thể hiện toàn bộ các mã chứng khoán – đại diện cho các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán (sàn HNX, sàn HSX, sàn UPCOM) và được sắp xếp theo thứ tự như trên bảng chữ cái. Mỗi doanh nghiệp được Ủy ban Chứng khoán nhà nước cấp 1 mã chứng khoán riêng, thông thường là tên viết tắt của doanh nghiệp và được sử dụng thống nhất.

Ví dụ:

Mã chứng khoán của công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) là VNM.

Mã chứng khoán của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là VCB.

Xem bảng giá chứng khoán

>>> Xem thêm: Cách đọc bảng giá chứng khoán sao cho chuẩn mà chính xác

2. Cột “TC” – Giá tham chiếu (Reference Price)

Cột này thể hiện giá tham chiếu của từng mã chứng khoán tương ứng và có màu vàng. Giá tham chiếu ở đây chính là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất trước đó. Mức giá này cũng được chọn là cơ sở để tính giá cao nhất (giá trần) và giá thấp nhất (giá sàn) của cổ phiếu cho phiên giao dịch trong ngày.

3. Cột “Trần” – Mức giá trần (Ceiling Price)

Cột này thể hiện mức giá cao nhất mà cổ phiếu có thể đạt được trong ngày trên bảng giá chứng khoán KIS. Mức giá trần được tính như sau:

  • Tại sàn HNX, giá trần = giá tham chiếu +10%
  • Tại sàn HSX, giá trần = già tham chiếu +7%
  • Tại sàn UPCOM, giá trần = giá tham chiếu +15%

4. Cột “Sàn” – Mức giá sàn (Floor Price)

Cột này thể hiện mức giá thấp nhất mà cổ phiếu có thể bị rớt xuống trong ngày. Mức giá sàn cũng được tính dựa vào giá tham chiếu với công thức như sau:

  • Tại sàn HNX, giá sàn = giá tham chiếu -10%
  • Tại sàn HSX, giá sàn = giá tham chiếu -7%
  • Tại sàn UPCOM, giá sàn = giá tham chiếu -15%

5. Cột “Tổng KLGD” – Tổng khối lượng giao dịch (Total Volume)

Cột này thể hiện tổng số lượng cổ phiếu đang được giao dịch trong phiên. Nhìn vào cột này chúng ta cũng có thể thấy được tính thanh khoản của từng mã cổ phiếu, nếu khối lượng giao dịch cao chứng tỏ mã cổ phiếu đang được mua bán liên tục, mang tính thanh khoản cao và ngược lại.

6. Cột “Dư mua” – Buy Side

Cột này thể hiện mức giá và khối lượng đặt mua từ những nhà đầu tư đang có nhu cầu mua vào cổ phiếu . Bên phần dư mua này luôn thể hiện 3 mức giá đặt mua tốt nhất và khối lượng đặt mua tương ứng với từng mức giá. Theo đó:

  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện tại của mã cổ phiếu và khối lượng đặt mua tương ứng. Do đó, lệnh đặt mua ở Giá 1 mặc nhiên được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh đặt mua còn lại.
  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá đặt mua cao thứ hai của mã cổ phiếu và khối lượng đặt mua tương ứng. Lệnh đặt mua ở Giá 2 có độ ưu tiên thứ 2 sau lệnh đặt mua ở mức Giá 1.
  • Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh đặt mua có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức Giá 2.

Do đó, khi bạn muốn bán cổ phiếu nhanh chóng thì bạn có thể đặt bán với mức giá sát với các mức giá tại bảng dư mua, khi đó cổ phiếu sẽ được mua và khớp ngay lập tức.

Xem bảng giá chứng khoán

>>> Tham khảo thêm: 5 nhận định cơ bản về thị trường chứng khoán

7. Cột “Dư bán” – Sell Side

Cột này trên bảng giá chứng khoán KIS thể hiện mức giá và khối lượng đặt bán cổ phiếu từ những nhà đầu tư muốn bán cổ phiếu ra. Bên phần dư bán luôn thể hiện 3 mức giá đặt bán tốt nhất và khối lượng đặt bán tương ứng với từng mức giá. Theo đó:

  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt bán thấp nhất hiện tại của mã cổ phiếu và khối lượng đặt bán tương ứng. Lệnh đặt bán ở Giá 1 luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh đặt bán khác.
  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá đặt bán cao thứ hai của mã cổ phiếu hiện tại và khối lượng đặt bán tương ứng. Lệnh đặt bán ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt bán ở mức Giá 1.
  • Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh đặt bán có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt bán ở mức Giá 2.

Do đó khi bạn muốn mua cổ phiếu nhanh chóng thì bạn có thể đặt mua sát với mức giá tại bảng dư bán, khi đó cổ phiếu sẽ được bán và khớp ngay lập tức.

8. Cột “Khớp Lệnh” – Match Order

Trong phần cột khớp lệnh chia nhỏ thành 3 cột bao gồm các cột “Giá”, “KL”, “+/-“. Trong phiên giao dịch, ý nghĩa của các cột nhỏ như sau:

  • Cột “Giá”: Mức giá mà mã cổ phiếu đang được khớp trong phiên giao dịch hoặc cuối ngày (khi hết thời gian giao dịch)
  • Cột “KL” (Khối lượng khớp): Khối lượng của mã cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp
  • Cột “+/-“ (Tăng/Giảm giá): sự thay đổi về giá của mã cổ phiếu khi so sánh với mức giá tham chiếu (giá màu vàng)

9. Cột “Giá” – Price

Trên bảng giá chứng khoán KIS, phần cột giá bao gồm 3 cột nhỏ là “Cao”, “TB”, “Thấp”:

CAO: thể hiện mức giá khớp cao nhất từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại.

THẤP: thể hiện mức giá khớp thấp nhất từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại.

TRUNG BÌNH: thể hiện mức giá khớp trung bình trong phiên giao dịch của cổ phiếu.

Xem bảng giá chứng khoán

10. Cột “ĐTNN” – Đầu tư nước ngoài (Foreign Trading)

Cột này thể hiện khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch (gồm 2 cột Mua và Bán)

Cột “Mua”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt mua.

Cột “Bán”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt bán.

Biết được ý nghĩa từng cột thông tin trên bảng giá chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư theo dõi thị trường được sát sao hơn. Đồng thời, dựa vào những số liệu và màu sắc trong bảng giá để biết được xu hướng danh mục cổ phiếu mà mình đang đầu tư, từ đó đưa ra được những quyết định nhanh chóng và chính xác.

Xem bảng giá chứng khoán

>>> Có thể bạn quan tâm: Những điều thú vị về màu sắc trong đầu tư chứng khoán

KẾT LUẬN

Để có thể thực hành thực tế các thông tin trong bài viết, các bạn có thể tham khảo cách xem bảng giá chứng khoán điện tử của Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể mở tài khoản chứng khoán iKIS để giao dịch nhanh chóng, thực hiện lệch dễ dàng.

Nhà đầu tư có bất kỳ yêu cầu hoặc thắc mắc cần giải đáp có thể truy cập trang web stockkisvn.vn hoặc liên hệ:

–  Chuyên viên chăm sóc khách hàng hoặc Bộ phận dịch vụ: (028) 3914 8585

to top