Cổ phiếu khu công nghiệp: Liệu có còn thách thức trong năm 2023?
Với làn sóng “sốt” bất động sản thời gian qua thì nhiều nhà đầu tư đang đặt quan tâm vào nhóm bất động sản khu công nghiệp với triển vọng dòng vốn đầu tư nước ngoài được cải thiện trong nửa cuối năm 2023. Qua bài viết hôm nay hãy cùng KIS tìm hiểu tổng quát về các mã cổ phiếu khu công nghiệp và cùng phân tích những thách thức mà nhóm cổ phiếu này phải đối mặt liệu có còn đáng lo ngại không nhé.
Cổ phiếu khu công nghiệp là gì?
Cổ phiếu khu công nghiệp hay cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp là nhóm các cổ phiếu của các công ty đầu tư kinh doanh vào hoạt động xây dựng, phát triển, cho thuê và quản lý bất động sản khu công nghiệp thường là các nhà máy, nhà xưởng.
Đặc điểm nổi bật của các cổ phiếu khu công nghiệp:
- Khá nhạy cảm với sự thay đổi của thị trường: Các cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp thường nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư. Khi thị trường có sự thay đổi như uptrend thì nhóm này thường có biến động mạnh.
- Phát triển theo từng chu kỳ: Không giống như cổ phiếu ngành năng lượng, các cổ phiếu ngành này thường không có sự lợi nhuận đều đặn như các ngành khác mà thường tăng trưởng theo chu kỳ, có khi kéo dài 5 – 10 năm.
- Đòn bẩy lớn: Các cổ phiếu khu công nghiệp thường có đòn bẩy lớn nên rủi ro cũng nhiều. Vì vậy, nhà đầu tư cần xem xét đòn bẩy tài chính của từng doanh nghiệp trước khi đầu tư.
Triển vọng và thách thức cho các cổ phiếu khu công nghiệp
Động lực cho sự tăng trưởng của các cổ phiếu ngành công nghiệp chủ yếu đến từ các yếu tố như dòng vốn đầu tư nước ngoài và việc đầu tư của chính phú vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Thách thức trước mắt là vẫn còn khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trong 6 tháng đầu năm vào Việt Nam có vẻ chững lại, cụ thể tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 13.43 tỷ USD, giảm 4.3% so với cùng kỳ năm ngoái do cạnh tranh giữa các nước trong khu vực tăng lên.
Tuy nhiên vốn giải ngân FDI được các chuyên gia dự báo sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm nhờ vào việc các tập đoàn lớn như Foxconn, P&G, Intel rót thêm vốn hay nhiều doanh nghiệp lớn khác từ Hàn Quốc, Trung Quốc (Đài Loan) khởi động hoặc mở rộng các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, cho thấy tín hiệu tích cực về dòng vốn ngoại dịch chuyển trở lại Việt Nam.
Theo Vneconomy thống kê tổng chi phí cho một công nhân sản xuất ở Châu Á trong năm 2022, chi phí của công nhân Việt Nam vẫn còn khá thấp so với các quốc gia khác trong khu vực.
Ảnh nguồn: vneconomy.vn
Bên cạnh đó nghị định 35/2022 của chính phủ sẽ góp phần đơn giản hóa và giảm thiểu các thủ tục hành chính giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí và thời gian. Nhiều dự án giao thông trọng điểm như Vành đai 4 đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Bắc ninh và dự án Vành đai 3 đi qua 4 tỉnh thành phía Nam là TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An giúp thúc đẩy giao thông các tỉnh thành trọng điểm của các khu công nghiệp khu vực phía Bắc và Nam Việt Nam cũng là một trong những yếu tố tích cực thu hút đầu tư ngoại.
>>> Xem thêm: Nhận định cổ phiếu: Tiềm năng tăng giá cổ phiếu QNS
Các mã cổ phiếu khu công nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt
Hiện có 18 doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán như sau:
Sàn | Mã cổ phiếu | Tên công ty |
HOSE | NTL | Công ty CP Phát triển Đô Thị Từ Liêm |
VGC | Tổng công ty Viglacera – CTCP | |
KBC | Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc | |
ITA | Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo | |
TIX | CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình | |
LHG | Công ty CP Long Hậu | |
BCM | Tổng CTY Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP | |
SZL | Công ty CP Sonadezi Long Thành | |
TIP | Công ty cổ phần Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa | |
D2D | Công ty cổ phần Phát triển Đô Thị Công nghiệp số 2 | |
LDG | CTCP Đầu tư LDG | |
SZC | CTCP Sonadezi Châu Đức | |
HNX | IDV | CTCP Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc |
IDC | Tổng Công ty IDICO – CT CP | |
VC3 | CTCP Xây dựng Số 3 | |
UPCOM | HPI | CTCP Khu công nghiệp Hiệp Phước |
NTC | CTCP KCN Nam Tân Uyên | |
SNZ | Tổng Công ty CP Phát triển Khu Công nghiệp |
Các cổ phiếu khu công nghiệp tiêu biểu được các nhà đầu tư quan tâm
Các mã cổ phiếu của bất động sản khu công nghiệp là một trong những nhóm cổ phiếu được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm. Cùng kisvn.vn điểm qua một số mã nổi bật trong ngành dưới đây!
KBC – Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc
- KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên:13,412,960
- KLCP đang niêm yết:767,604,759
- KLCP đang lưu hành:767,604,759
- Vốn hóa thị trường (tỷ đồng):26,520.74
- PS cơ bản (nghìn đồng):1.02
- P/E : 8.53
KBC được thành lập vào năm 2002 và có trụ sở chính tại Hải Phòng, một trong những thành phố lớn và quan trọng của Việt Nam. Công ty đã đi vào hoạt động với mục tiêu phát triển các khu công nghiệp và đô thị ở các vùng kinh tế quan trọng của nước.
KBC luôn tạo được vị thế chủ đạo trong kinh doanh kể từ khi thành lập cho đến nay. Lợi thế cạnh tranh vượt trội của KBC là việc kết hợp giữa khu công nghiệp và đô thị dịch vụ. Chiến lược này này không những mang lại giá trị kinh tế cho Việt Nam, cho bản thân doanh nghiệp mà còn mang ý nghĩa đóng góp giá trị cho xã hội. Thêm vào đó, các dự án Khu Công nghiệp và đô thị dịch vụ của KBC luôn nằm trong những vị trí thuận lợi về nhiều mặt: Nằm trên vị trí giao thông thuận lợi, gần sân bay, cảng biển.
>>> Tham khảo: TOP cổ phiếu ngành hóa chất tiềm năng năm 2023
IDC – Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO)
- KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên:3,004,940
- KLCP đang niêm yết:329,999,929
- KLCP đang lưu hành:330,000,000
- Vốn hóa thị trường (tỷ đồng):15,906.00
- P/E: 11.94
IDC được thành lập vào năm 2000, xuất phát là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Xây Dựng hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và phát triển khu công nghiệp, nhà ở đô thị, giao thông, thủy điện. Với hơn 20 năm hoạt động, IDC đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
IDC đã đầu tư và phát triển nhiều dự án quan trọng như Khu Công nghiệp Nhơn Trạch, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, … và nhiều khu chế xuất khác. Doanh nghiệp này có vốn điều lệ lên tới 3.300 tỷ đồng, vốn hóa thị trường trên 1 tỷ USD tính tới cuối năm 2021, tổng tài sản tăng trên 20 lần kể từ khi thành lập hiện đạt 17,013 tỷ đồng. IDC được đánh giá là 1 mã cổ phiếu có cơ bản tốt, nhà đầu tư có thể cân nhắc cho đầu tư dài hạn.
BCM – Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp
- KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 365,440
- KLCP đang niêm yết: 1,035,000,000
- KLCP đang lưu hành: 1,035,000,000
- Vốn hóa thị trường (tỷ đồng): 73,485.00
- P/E: 94.13
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – CTCP (Becamex IDC) được thành lập vào năm 1976. Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển, hiện IDC đã trở thành thương hiệu có uy tín trên lĩnh vực đầu tư và xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp, Khu đô thị, dân cư và hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Một vài khu công nghiệp lớn do IDC đầu tư và xây dựng được nhiều người biết đến, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài phải kể đến như khu công nghiệp VSIP, Mỹ Phước, Bàu Bàng.
Hy vọng với bài viết trên đây, nhà đầu tư đã phần nào trả lời được thắc mắc về tiềm năng đầu tư vào các cổ phiếu khu công nghiệp cũng như nắm được những thông tin cơ bản về các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể cập nhật thêm nhiều thông tin về chứng khoán bổ ích khác tại website stockkisvn.vn nhé!
>>> Mở tài khoản chứng khoán chỉ với 3 phút hoàn toàn trực tuyến TẠI ĐÂY
Ghi chú: Số liệu về cổ phiếu trong bài viết được lấy từ nguồn cafef.vn ngày 14/9/2023