Thị trường phái sinh là gì? Tìm hiểu các loại sản phẩm phái sinh và chức năng 

Thị trường phái sinh đã chính thức được ra mắt và hoạt động vào ngày 10/8/2017. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam. Vậy thị trường phái sinh là gì? Các sản phẩm và chức năng của chứng khoán phái sinh như thế nào? Hãy bắt đầu tìm hiểu trong bài viết này. 

Khái niệm cơ bản về thị trường tài chính và phái sinh

Thị trường tài chính là nơi các sản phẩm như cổ phiếu, trái phiếu, và hàng hóa được giao dịch. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn cho các doanh nghiệp và chính phủ. Đồng thời cung cấp nền tảng cho các nhà đầu tư mua bán tài sản. Thị trường tài chính bao gồm các thành phần chính như thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường ngoại hối và thị trường phái sinh.

Thế nên, thị trường phái sinh (thị trường chứng khoán phái sinh) là một phần của thị trường tài chính. Là nơi các sản phẩm tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá trị của một tài sản cơ sở như cổ phiếu, hàng hóa hoặc tỷ giá hối đoái. Đầu tư phái sinh giúp nhà đầu tư quản lý rủi ro và tìm kiếm cơ hội sinh lời dựa trên sự biến động của giá trị tài sản cơ sở. Các sản phẩm phái sinh không được tạo ra để đầu tư vào bản thân tài sản mà nhằm dự đoán xu hướng giá cả trong tương lai.

Các loại sản phẩm của chứng khoán phái sinh 

“Thị trường phái sinh là gì?” đã được chứng khoán KIS Việt Nam chia sẻ ở trên. Vậy còn các loại sản phẩm chính của phái sinh là gì và có những đặc điểm như thế nào?

thị trường phái sinh là gìTìm hiểu về thị trường chứng khoán phái sinh trước khi đầu tư

Hiện nay, có 04 loại sản phẩm phái sinh chính. Mỗi loại đều có đặc điểm riêng, phục vụ các mục đích từ phòng tránh rủi ro đến đầu tư tài chính. Việc hiểu rõ các sản phẩm này sẽ giúp nhà đầu tư tối ưu hóa chiến lược đầu tư và nắm bắt các cơ hội.

Hợp đồng tương lai (Futures Contract)

Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận giữa hai bên mua và bán về việc giao dịch một tài sản cụ thể tại một thời điểm trong tương lai với mức giá đã được xác định trước. Hợp đồng tương lai thường được giao dịch trên các sàn giao dịch chính thức. Được tiêu chuẩn hóa về điều khoản, giúp các bên tham gia dễ dàng thực hiện giao dịch.

Hợp đồng quyền chọn (Options Contract)

Hợp đồng quyền chọn cho phép nhà đầu tư có quyền (không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán một tài sản với mức giá cố định trong một khoảng thời gian cụ thể. Quyền chọn được chia thành hai loại: quyền chọn mua (call options) và quyền chọn bán (put options). Công cụ này cho phép nhà đầu tư tận dụng biến động giá cả mà không cần cam kết mua bán tài sản cơ sở.

Hợp đồng hoán đổi (Swaps Contract)

Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận trong đó hai bên đồng ý hoán đổi dòng tiền hoặc các tài sản khác trong tương lai dựa trên các điều khoản được thỏa thuận trước. Ví dụ phổ biến nhất là hoán đổi lãi suất (interest rate swaps), nơi hai bên trao đổi dòng tiền cố định với dòng tiền thả nổi dựa trên lãi suất.

Hợp đồng kỳ hạn (Forwards Contract)

Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản ở thời điểm trong tương lai với mức giá đã được xác định. Khác với hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn không được giao dịch trên sàn giao dịch mà là giao dịch thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên. Do đó không có tính thanh khoản cao như hợp đồng tương lai.

>>> Tìm hiểu ngay: Những kiến thức nên biết về chỉ số phái sinh

Chức năng của thị trường phái sinh là gì?

Khi đã nắm rõ về khái niệm thị trường phái sinh là gì, thì không thể bỏ qua những chức năng quan trọng mà dòng sản phẩm tài chính này mang lại. Dưới đây là những chức năng chính của công cụ tài chính phái sinh.

Quản lý rủi ro hiệu quả

Một trong những chức năng quan trọng nhất của các sản phẩm phái sinh là giúp quản lý rủi ro. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể sử dụng các sản phẩm phái sinh để bảo hiểm trước những biến động giá cả không mong muốn của các tài sản cơ sở. Ví dụ, một công ty nhập khẩu có thể sử dụng hợp đồng tương lai để cố định tỷ giá hối đoái, giúp giảm rủi ro về sự biến động của tỷ giá.

thị trường phái sinh là gìQuản lý rủi ro hiệu quả khi đầu tư sản phẩm phái sinh

Tăng cường khả năng đầu tư và cơ hội sinh lời

Nhờ vào tính chất dự đoán của thị trường chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư có thể tận dụng những biến động của thị trường tài chính để tìm kiếm lợi nhuận. Với số vốn nhỏ, nhà đầu tư có thể tiếp cận các giao dịch phái sinh và thu được lợi nhuận lớn hơn nhờ tính đòn bẩy. Nhờ vậy giúp tăng khả năng đầu tư vào các tài sản mà bình thường họ không thể tiếp cận.

Tăng tính thanh khoản cho thị trường cơ sở

Các sản phẩm phái sinh cũng giúp tăng tính thanh khoản cho các tài sản cơ sở bằng cách thu hút thêm nhiều nhà đầu tư tham gia vào giao dịch. Khi có nhiều giao dịch hơn, các thị trường cơ sở (như cổ phiếu, trái phiếu) và thị trường hàng hóa càng trở nên sôi động. Làm giảm chi phí giao dịch và tạo cơ hội cho việc ra quyết định nhanh chóng.

Cấu trúc và hoạt động của thị trường phái sinh là gì?

Cấu trúc thị trường chứng khoán phái sinh được thiết kế để đảm bảo tính thanh khoản và an toàn, với các quy định chặt chẽ về ký quỹ và thanh toán. Hoạt động của thị trường này giúp các nhà đầu tư quản lý rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận.

Các sàn giao dịch và OTC (Over-the-Counter)

Thị trường phái sinh có thể hoạt động trên hai hệ thống chính: Sàn giao dịch và thị trường phi tập trung (OTC). Tại Việt Nam, sản phẩm phái sinh chủ yếu được giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), nơi có hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là sản phẩm tiêu biểu. Các hợp đồng này được chuẩn hóa, đảm bảo minh bạch và an toàn thông qua sự giám sát của các cơ quan quản lý. Bên cạnh đó, thị trường OTC là nơi các hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi thường được giao dịch trực tiếp giữa các bên, không có sự can thiệp của sàn giao dịch.

thị trường phái sinh là gìCác sản phẩm phái sinh chủ yếu được giao dịch trên HOSE và HNX

Quy trình giao dịch và thanh toán

Trong thị trường phái sinh, quy trình giao dịch và thanh toán diễn ra theo một chuỗi các bước cụ thể. Đối với các sản phẩm được giao dịch trên sàn, sau khi giao dịch được thực hiện, sàn sẽ đóng vai trò trung gian, đảm bảo các bên tuân thủ đúng các điều khoản. Quá trình thanh toán có thể diễn ra ngay lập tức hoặc tại thời điểm hợp đồng đáo hạn, phụ thuộc vào loại hợp đồng.

Một số rủi ro khi đầu tư thị trường phái sinh là gì?

Tham gia đầu tư phái sinh mang lại cơ hội lớn, nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro. Nhà đầu tư cần cẩn trọng với các yếu tố như biến động giá mạnh, đòn bẩy tài chính cao và rủi ro thanh khoản.

Rủi ro tài chính cao

Các sản phẩm phái sinh sử dụng đòn bẩy, tức là nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra một khoản vốn nhỏ để tham gia vào các giao dịch lớn. Điều này làm tăng khả năng sinh lời, nhưng cũng đồng thời tăng nguy cơ thua lỗ nặng khi thị trường biến động không theo dự đoán. Rủi ro tài chính khi đầu tư chứng khoán phái sinh có thể khiến nhà đầu tư mất nhiều hơn so với số tiền đã đầu tư ban đầu.

Yêu cầu kiến thức chuyên sâu

Thị trường chứng khoán phái sinh đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về tài chính và sự hiểu biết về các công cụ tài chính phức tạp. Các nhà đầu tư cần nắm vững cách thức hoạt động của các loại hợp đồng và biết cách đánh giá các yếu tố rủi ro. Sự thiếu hiểu biết có thể dẫn đến các quyết định đầu tư sai lầm, gây nên thua lỗ.

Với chủ đề về “Thị trường phái sinh là gì?”, cũng như các loại sản phẩm phái sinh và chức năng của thị trường này, hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích cho quý nhà đầu tư. Với sự đa dạng của các sản phẩm, thông qua chứng khoán phái sinh nhà đầu tư sẽ có nhiều phương án để tối ưu hóa chiến lược đầu tư. Nếu cần tư vấn chi tiết, nhà đầu tư có thể liên hệ các Chuyên viên Khách hàng của KIS Việt Nam qua Hotline (028) 3914 8585 hoặc truy cập stockkisvn.vn để tìm hiểu những kiến thức chứng khoán khác.

 

to top