Ngành Dầu khí – Chuyên sâu – [TRUNG LẬP] – Triển vọng 2H25F: Gió thuận nội địa, gió ngược toàn cầu
Khí tự nhiên:
- Sản lượng khí tự nhiên (bao gồm LNG) dự kiến tăng 11% trong 2H25F, chủ yếu nhờ các nhà máy điện Nhơn Trạch 3 (vận hành thương mại từ tháng 9) và Nhơn Trạch 4 (từ tháng 11) đi vào hoạt động.
- Chúng tôi dự kiến nhu cầu LNG (từ các nhà máy điện) được kỳ vọng tăng nhờ: (1) Giá LNG giao ngay đã hạ nhiệt; (2) Sản lượng khí nội địa dự kiến giảm trên 30% yoy; (3) Mục tiêu tăng trưởng GDP cao của Chính phủ sẽ kéo theo nhu cầu phát điện mạnh mẽ.
E&P:
- Thị trường khoan có thể tiếp tục dư cung, tạo áp lực lên đơn giá thuê giàn khoan.
- Dự án Lô B – Ô Môn được kỳ vọng triển khai thuận lợi nhờ quyết tâm cao từ phía Chính phủ – tạo lợi thế cho các doanh nghiệp đang tham gia vào dự án.
Xăng dầu:
- Thách thức ngắn hạn: Thị trường gần đây xuất hiện thêm một lớp “war premium” giá dầu do căng thẳng Israel–Iran, làm lu mờ lo ngại dư cung. Tuy nhiên, khi căng thẳng dịu xuống và “war premium” được gỡ bỏ, tâm lý thị trường có thể nhanh chóng quay lại với mối lo dư cung. Chúng tôi kỳ vọng giá dầu trong 3Q25 sẽ biến động mạnh, tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến biên lợi nhuận của các nhà phân phối xăng dầu..
- Cơ hội dài hạn: Dự thảo Nghị định xăng dầu lần 6 là bước đi quan trọng trong việc tự do hóa thị trường xăng dầu, với: Quyền định giá linh hoạt hơn cho các nhà phân phối; Điều kiện kinh doanh chặt chẽ hơn. Chúng tôi kỳ vọng nghị định này sẽ được thông qua trong 2H25F.
- Biên lọc dầu vẫn chịu áp lực do nhu cầu nhiên liệu tăng chậm.