Mua chứng quyền như thế nào? Lợi ích, quy trình và rủi ro cần biết trong giao dịch chứng quyền

Chứng quyền ngày càng trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho những nhà đầu tư muốn tối ưu hóa lợi nhuận từ sự biến động của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, trước khi quyết định mua chứng quyền, nhà đầu tư cần hiểu rõ về quy trình mua bán, các lợi ích, tiềm năng và những rủi ro có thể xảy ra. 

Chứng quyền là gì?

Chứng quyền (chứng quyền có bảo đảm) là một loại chứng khoán do doanh nghiệp hoặc công ty chứng khoán phát hành. Khi mua chứng quyền, người sở hữu có quyền mua hoặc bán (nhưng không bắt buộc) cổ phiếu cơ sở tại một mức giá xác định trước, trong một khoảng thời gian nhất định. Chứng quyền thường được niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán, giống như cổ phiếu.

Trên thị trường, có hai loại chứng quyền chính là chứng quyền mua và chứng quyền bán. Mỗi loại mang lại những cơ hội đầu tư khác nhau cho nhà đầu tư.

mua chứng quyềnChứng quyền có hai loại chính là chứng quyền mua và chứng quyền bán

Chứng quyền mua cho phép người sở hữu quyền được mua một lượng cổ phiếu cơ sở nhất định với mức giá xác định (giá thực hiện) trong một khoảng thời gian cụ thể. Khi giá cổ phiếu cơ sở tăng cao hơn giá thực hiện, chứng quyền mua sẽ mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Đây là loại chứng quyền phổ biến nhất, phù hợp với những nhà đầu tư kỳ vọng giá cổ phiếu cơ sở sẽ tăng trong tương lai.

Chứng quyền bán cho phép người sở hữu quyền được bán một lượng cổ phiếu cơ sở với mức giá xác định trong khoảng thời gian nhất định. Khi giá cổ phiếu cơ sở giảm xuống thấp hơn giá thực hiện, chứng quyền bán sẽ có giá trị và mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Loại chứng quyền này thường được sử dụng để phòng ngừa rủi ro khi nhà đầu tư dự đoán giá cổ phiếu cơ sở sẽ giảm.

Lợi ích khi mua chứng quyền

Nếu có những kiến thức về thị trường chứng khoán, am hiểu về cổ phiếu, việc mua chứng quyền và sở hữu dòng sản phẩm tài chính này sẽ mang đến nhiều lợi ích cho nhà đầu tư.

Cơ hội đầu tư với chi phí thấp

Khi đầu tư vào chứng quyền, nhà đầu tư không cần bỏ ra số tiền lớn như khi mua cổ phiếu trực tiếp. Với số vốn nhỏ, nhà đầu tư vẫn có thể tham gia vào biến động giá của cổ phiếu cơ sở. Điều này tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn và giúp nhà đầu tư tối ưu hóa nguồn vốn. Đặc biệt hữu ích cho những người có ngân sách hạn chế nhưng vẫn muốn tiếp cận thị trường chứng khoán.

Ví dụ, nếu một cổ phiếu có giá 100.000 đồng, nhà đầu tư phải trả toàn bộ số tiền cho lượng cổ phiếu muốn sở hữu. Trong khi đó, chứng quyền chỉ yêu cầu một khoản nhỏ hơn (phí mua chứng quyền), giúp nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch với số vốn ít hơn hoặc đầu tư vào nhiều loại cổ phiếu khác nhau.

Mua chứng quyền với tiềm năng sinh lời cao

Do chứng quyền có tính đòn bẩy tài chính cao, nếu giá cổ phiếu cơ sở biến động theo đúng kỳ vọng, nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận lớn hơn nhiều so với việc đầu tư vào cổ phiếu. Tuy nhiên, vì tính chất đòn bẩy này, rủi ro đi kèm cũng lớn hơn. Nếu giá cổ phiếu không diễn biến như dự đoán, nhà đầu tư có thể mất toàn bộ số tiền đã bỏ ra để mua chứng quyền.

mua chứng quyền đam lại tiềm năng lợi nhuận caoTiềm năng sinh lời cao khi mua CW có bảo đảm

Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Chứng quyền là một công cụ tài chính linh hoạt, giúp nhà đầu tư dễ dàng điều chỉnh danh mục đầu tư của mình. Nhà đầu tư có thể sử dụng chứng quyền để tận dụng các cơ hội thị trường hoặc phòng ngừa rủi ro khi thị trường có biến động mạnh.

Ngoài ra, chứng quyền thường có thời gian đáo hạn dài, cho phép nhà đầu tư có thêm thời gian chờ đợi sự thay đổi của thị trường. Nhờ đó tận dụng được các yếu tố bên ngoài như xu hướng thị trường hoặc tin tức kinh tế tác động đến giá cổ phiếu. Nhìn chung, chứng quyền không chỉ mang tính linh hoạt mà còn là công cụ hiệu quả giúp nhà đầu tư tối ưu hóa danh mục và tăng cơ hội sinh lợi. Đặc biệt trong điều kiện thị trường phân hóa, khi sự chênh lệch về tăng trưởng giữa các cổ phiếu và ngành trở nên rõ ràng

>>> Xem thêm: Chứng quyền có bảo đảm là gì? Hướng dẫn giao dịch cho nhà đầu tư mới

Quy trình mua chứng quyền

Để đầu tư vào chứng quyền một cách hiệu quả, nhà đầu tư cần nắm rõ các bước và cách mua chứng quyền dưới đây:

Bước 1: Tìm hiểu và chọn chứng quyền

Trước khi mua chứng quyền, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về các mã chứng quyền đang giao dịch trên thị trường. Bao gồm thông tin về doanh nghiệp phát hành, cổ phiếu cơ sở, giá thực hiện, thời gian đáo hạn, và các yếu tố liên quan. Nên lựa chọn những mã chứng quyền có cổ phiếu cơ sở tiềm năng, và có thanh khoản tốt để dễ dàng giao dịch.

Bước 2: Mở tài khoản chứng khoán

Để giao dịch chứng quyền, nhà đầu tư cần có tài khoản chứng khoán tại các công ty chứng khoán có hỗ trợ giao dịch chứng quyền. Khi mở tài khoản, nhà đầu tư cần cung cấp thông tin cá nhân và hoàn thành các thủ tục theo yêu cầu của công ty chứng khoán.

Bước 3: Thực hiện giao dịch mua chứng quyền

Sau khi đã tìm hiểu và lựa chọn được mã chứng quyền, nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch mua thông qua tài khoản chứng khoán của mình. Lệnh mua chứng quyền có thể được đặt giống như lệnh mua cổ phiếu với các thông tin như mã chứng quyền, số lượng và mức giá mong muốn.

mua chứng quyền dễ dàng trên nền tảng KISGiao dịch chứng quyền dễ dàng trên nền trảng KIS tại trading.kisvn.vn

Bước 4: Theo dõi và quản lý chứng quyền đã mua

Sau khi mua chứng quyền, nhà đầu tư cần thường xuyên theo dõi biến động giá của chứng quyền và cổ phiếu cơ sở để đưa ra quyết định kịp thời. Cần cân nhắc việc bán chứng quyền hoặc thực hiện quyền trước khi đáo hạn chứng quyền để tránh mất giá trị nếu không đúng với dự đoán ban đầu.

Một số rủi ro cần biết khi mua chứng quyền

Dù chứng quyền mang lại nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm với những rủi ro mà nhà đầu tư cần lưu ý:

Rủi ro về giá cả

Giá trị của chứng quyền phụ thuộc vào biến động giá của cổ phiếu cơ sở. Nếu giá cổ phiếu cơ sở không tăng (đối với chứng quyền mua) hoặc không giảm (đối với chứng quyền bán) như kỳ vọng, nhà đầu tư có thể không thu được lợi nhuận hoặc thậm chí mất toàn bộ số tiền đã đầu tư.

Rủi ro không thực hiện quyền

Nếu đến ngày đáo hạn mà chứng quyền không mang lại lợi nhuận (ví dụ: giá cổ phiếu cơ sở thấp hơn giá thực hiện đối với chứng quyền mua), nhà đầu tư sẽ không thực hiện quyền và mất toàn bộ số tiền đã chi ra để mua chứng quyền.

>>> Tìm hiểu ngay: Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là gì? Vai trò khi tính lãi lỗ

Rủi ro thị trường và quản lý

Các yếu tố như biến động lãi suất, tình hình kinh tế, chính trị và tâm lý thị trường có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của chứng quyền. Nhà đầu tư cần có chiến lược quản lý rủi ro để bảo vệ danh mục đầu tư của mình.

Trong trường hợp nếu dự đoán về thị trường không chính xác, nhà đầu tư có thể lựa chọn bán chứng quyền trước ngày đáo hạn để linh hoạt trong việc điều chỉnh danh mục đầu tư. Như vậy sẽ giúp hạn chế rủi ro và giảm thiểu thua lỗ.

lường trước những rủi ro khi mua chứng quyềnTìm hiểu rủi ro có thể phát sinh khi đầu tư vào chứng quyền

Rủi ro thanh khoản khi mua chứng quyền

Do chứng quyền thường có thanh khoản thấp hơn so với cổ phiếu, việc mua hoặc bán chứng quyền có thể khó khăn hơn, đặc biệt là khi thị trường không có nhiều người giao dịch chứng quyền đó. Điều này dẫn đến khả năng nhà đầu tư không thể bán chứng quyền với mức giá mong muốn hoặc thậm chí không thể bán được.

Rủi ro đòn bẩy

Ngoài ra, như đã chia sẻ, chứng quyền có tính chất đòn bẩy cao hơn so với cổ phiếu, đồng nghĩa là biến động giá của chứng quyền sẽ lớn hơn nhiều so với biến động giá của cổ phiếu cơ sở. Vậy nên, chứng quyền có thể mang lại lợi nhuận lớn nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro thua lỗ lớn nếu không có chiến lược đầu tư phù hợp.

Vậy với những rủi ro đó, có nên mua chứng quyền không hay nên mua khi nào? Chắc chắn, chứng quyền là một hình thức đầu tư hấp dẫn với nhiều lợi ích và tiềm năng sinh lời cao. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần nắm rõ các kiến thức cơ bản, hiểu rõ cách thức hoạt động của chứng quyền và quản lý rủi ro để tối ưu hóa hiệu quả đầu tư. Hãy có chiến lược rõ ràng và luôn cập nhật thông tin thị trường để tận dụng tối đa cơ hội mà chứng quyền mang lại. Bộ phận Chăm sóc Khách hàng của Chứng khoán KIS Việt Nam sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của Quý Nhà đầu tư qua Hotline (028) 3914 8585. Hoặc nếu cần tìm hiểu thêm về các sản phẩm tài chính, nhà đầu tư có thể truy cập vào stockkisvn.vn.

 

to top