ROA, ROE là gì?

Bạn cần hỗ trợ thông tin gì?

ROA, ROE là gì?

ROA (Return on Assets) và ROE (Return on Equity) là hai chỉ số cơ bản trong chứng khoán giúp nhà đầu tư và các bên liên quan đánh giá mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận. Cả hai chỉ số đều có vai trò riêng và mang ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính.

ROA là gì?

ROA, hay tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, là chỉ số đo lường khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp từ việc sử dụng tổng tài sản mà công ty đang sở hữu. ROA cho thấy công ty có thể tạo ra bao nhiêu lợi nhuận từ mỗi đồng tài sản.

ROA ROEROA là chỉ số đo lường hiệu suất doanh nghiệp hiệu quả 

Công thức tính ROA

ROA được tính theo công thức:

ROA = (Lợi nhuận ròng /Tổng tài sản) x 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận ròng là lợi nhuận sau khi đã trừ tất cả các chi phí, bao gồm cả thuế.
  • Tổng tài sản là toàn bộ giá trị tài sản của công ty, bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động.

Ý nghĩa của ROA

ROA cao đồng nghĩa với việc công ty sử dụng tài sản hiệu quả, tức là tạo ra lợi nhuận lớn từ các tài sản đang sở hữu. Ngược lại, ROA thấp có thể cho thấy công ty chưa tận dụng tối đa tài sản để tạo ra doanh thu hoặc lợi nhuận.

ROA rất hữu ích khi so sánh giữa các công ty có cùng lĩnh vực hoạt động. Trong các ngành có đặc điểm sử dụng nhiều tài sản cố định (như công nghiệp nặng), ROA thường thấp hơn các ngành dịch vụ hoặc công nghệ, nơi cần ít tài sản hơn để tạo ra doanh thu.

Tài sản của công ty được cấu thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu, và cả hai nguồn vốn này đều phục vụ cho các hoạt động tài chính của công ty. Mức độ hiệu quả trong việc chuyển đổi vốn đầu tư thành lợi nhuận được đánh giá qua chỉ số ROA. Chỉ số ROA càng cao càng phản ánh tích cực, vì nó cho thấy công ty đang tạo ra lợi nhuận lớn hơn từ một lượng vốn đầu tư nhỏ hơn.

Nhà đầu tư cũng cần xem xét mức lãi suất công ty phải trả cho các khoản vay. Nếu lợi nhuận từ đầu tư không vượt được chi phí vay, đây là dấu hiệu đáng lo ngại. Ngược lại, khi ROA cao hơn lãi vay, điều này thể hiện công ty đang tận dụng tốt đòn bẩy tài chính để sinh lời.

ROE là gì?

ROE, hay tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, là chỉ số đo lường khả năng sinh lời từ số vốn mà cổ đông đã đầu tư vào công ty. ROE thể hiện hiệu quả của công ty trong việc tạo ra lợi nhuận từ mỗi đồng vốn chủ sở hữu.

ROA ROEROE là chỉ số đo lường khả năng sinh lời từ số vốn cổ đông đầu tư

Công thức tính ROE

ROE được tính bằng:

ROE = (Lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu) × 100

Trong đó:

  • Lợi nhuận ròng là lợi nhuận sau khi trừ tất cả chi phí, bao gồm thuế.
  • Vốn chủ sở hữu là tổng vốn của cổ đông đầu tư vào công ty, bao gồm cả vốn góp và lợi nhuận giữ lại.

Ý nghĩa của ROE

ROE cao cho thấy công ty sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả để tạo ra lợi nhuận. Chỉ số này rất quan trọng đối với cổ đông, đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn mà cổ đông bỏ ra khi đầu tư.

ROE giúp nhà đầu tư so sánh hiệu quả hoạt động của các công ty cùng ngành từ đó lựa chọn cổ phiếu tốt hơn để mua. Ví dụ, mức ROE trung bình của nhóm cổ phiếu ngành xây dựng là 11.6%. Nhà đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn đầu tư cổ phiếu của những doanh nghiệp có ROE cao hơn mức trung bình ngành.

Bên cạnh việc tham khảo mức ROE trung bình ngành, nhà đầu tư cũng cần theo dõi mức ổn định của ROE của một doanh nghiệp. Ví dụ doanh nghiệp A có mức ROE ổn định qua các năm dao động 16-18%, trong khi các doanh nghiệp cùng ngành có mức ROE trung bình 15%. Khi đó doanh nghiệp A được coi là doanh nghiệp tốt để đầu tư dài hạn.

Ứng dụng của ROA và ROE trong đầu tư

  • ROA giúp nhà đầu tư hiểu rõ khả năng tạo ra lợi nhuận từ tài sản của công ty và thường được xem xét khi đánh giá các công ty có nhiều tài sản cố định.
  • ROE là chỉ số quan trọng đối với cổ đông, đặc biệt là những người quan tâm đến hiệu quả đầu tư trên vốn của họ. ROE cao và ổn định là tín hiệu tốt cho thấy công ty có khả năng sinh lời tốt từ vốn chủ sở hữu, đặc biệt trong dài hạn.
to top