Bạn cần hỗ trợ thông tin gì?
Khớp lệnh chứng khoán: Khái niệm, Quy trình và Tác động
Khớp lệnh là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong giao dịch chứng khoán. Quá trình này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức giá giao dịch, đảm bảo tính thanh khoản và công bằng trên thị trường chứng khoán. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm, quy trình và tác động của khớp lệnh chứng khoán.
Khớp lệnh chứng khoán là gì?
Khớp lệnh trong giao dịch chứng khoán là quá trình thực hiện giao dịch khi lệnh mua và lệnh bán được khớp nhau về mức giá và khối lượng. Khớp lệnh được thực hiện qua 2 phương thức là khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục. Cả hai phương thức này đều đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự công bằng, minh bạch và hiệu quả của thị trường chứng khoán.
- Khớp lệnh định kỳ: Đây là phương thức xác định giá giao dịch bằng cách tập hợp tất cả các lệnh mua và bán trong một khoảng thời gian nhất định để tìm ra mức giá cân bằng giữa cung và cầu. Phương thức này thường được sử dụng trong các phiên mở cửa (ATO) và đóng cửa (ATC) của thị trường. Mục tiêu là đảm bảo giá được hình thành phản ánh tốt nhất sự đồng thuận của thị trường trong khoảng thời gian xác định.
- Khớp lệnh liên tục: Phương thức này thực hiện giao dịch ngay khi có sự khớp nhau giữa lệnh mua và lệnh bán về giá. Các lệnh sẽ được xử lý ngay lập tức theo thứ tự thời gian nhập vào hệ thống giao dịch. Đây là phương thức phổ biến trong suốt thời gian giao dịch chính, giúp duy trì tính thanh khoản và sự linh hoạt cho nhà đầu tư.
Hiểu rõ về khớp lệnh trong chứng khoán để giao dịch hiệu quả
Quy trình khớp lệnh trong chứng khoán
- Nhập Lệnh: Giao dịch bắt đầu khi nhà đầu tư nhập lệnh mua hoặc bán vào hệ thống giao dịch. Mỗi lệnh bao gồm các thông tin chính:
- Mã chứng khoán.
- Loại lệnh (đặt mua hoặc bán).
- Số lượng.
- Mức giá.
- So Khớp Lệnh: Sau khi nhập lệnh, hệ thống giao dịch sẽ tiến hành so khớp các lệnh mua và bán. Việc so khớp được dựa trên nguyên tắc:
- Nguyên tắc ưu tiên về giá: Lệnh mua có giá cao hơn được ưu tiên trước. Tương tự, lệnh bán có giá thấp hơn được ưu tiên trước.
- Nguyên tắc ưu tiên về thời gian: Nếu có nhiều lệnh cùng mức giá, lệnh nhập vào hệ thống sớm hơn sẽ được ưu tiên.
- Nguyên tắc ưu tiên khối lượng: Nếu các lệnh giao dịch có cùng mức giá và cùng thời gian thì lệnh nào có khối lượng lớn hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
- Xác Nhận Giao Dịch
Sau khi lệnh được khớp, hệ thống sẽ gửi thông báo xác nhận giao dịch tới các bên liên quan. Lúc này, giao dịch được xem như đã hoàn tất.
- Thanh Toán và Lưu Ký
Giao dịch khớp lệnh sẽ được thanh toán và lưu ký theo nguyên tắc T+2 hoặc T+3 tuỳ theo quy định của từng thị trường.
Các loại lệnh cơ bản trong giao dịch chứng khoán
- Lệnh giới hạn (LO – Limit Order): là loại lệnh cho phép nhà đầu tư đặt mua hoặc bán cổ phiếu ở một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Trong đó, lệnh mua chỉ được thực hiện nếu giá thị trường bằng hoặc thấp hơn mức giá giới hạn và lệnh bán chỉ được thực hiện nếu giá thị trường bằng hoặc cao hơn mức giá giới hạn.
- Lệnh thị trường (MP – Market Order): Là lệnh mua hoặc bán cổ phiếu ở giá tốt nhất hiện có trên thị trường. Đặc điểm của loại lệnh này là không yêu cầu mức giá cụ thể và lệnh được thực hiện ngay lập tức ở giá hiện tại. Loại lệnh này có ưu điểm là giúp tăng khả năng khớp lệnh nhanh chóng, tuy nhiên nhà đầu tư không kiểm soát được giá thực hiện, có thể bị rủi ro do biến động giá.
- Lệnh ATO (At the Opening): Là lệnh đặt để xác định giá mở cửa trong phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa. Lệnh có ưu điểm là được ưu tiên thực hiện trước lệnh giới hạn và nếu không khớp thì lệnh sẽ tự động bị hủy sau khi kết thúc phiên ATO.
- Lệnh ATC (At the Closing): Là lệnh đặt để xác định giá đóng cửa trong phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa. Đặc điểm của lệnh ATC tương tự như ATO nhưng áp dụng cho phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa và lệnh cũng sẽ tự động bị hủy nếu không khớp.
>>> Xem thêm: 4 lệnh điều kiện trong chứng khoán
Tác động của khớp lệnh lên giao dịch trong chứng khoán
- Tính thanh khoản: Khớp lệnh đảm bảo rằng giao dịch được thực hiện một cách nhanh chóng, giúp duy trì tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán.
- Giá trị thị trường: Việc khớp lệnh phản ánh quan hệ cung cầu, định hình giá trị thực của các mã chứng khoán.
Quy định phương thức khớp lệnh giúp đảm bảo tính minh bạch cho thị trường
- Tính minh bạch: Hệ thống giao dịch điện tử giúp đảm bảo tính công khai và minh bạch trong việc thực hiện giao dịch.
Lời khuyên cho các nhà đầu tư khi giao dịch chứng khoán
- Hiểu rõ các loại lệnh: Nắm vững nguyên tắc và đặc điểm của từng loại lệnh để tối ưu hóa giao dịch.
- Theo dõi thị trường: Cập nhật liên tục diễn biến giá và khối lượng giao dịch.
- Làm việc với công ty chứng khoán uy tín: Đảm bảo quy trình giao dịch diễn ra trơn tru và đảm bảo an toàn.