Giá cổ phiếu ACV: Cơ hội từ các dự án lớn và tăng trưởng ngành hàng không
Cổ phiếu ACV hiện đang thu hút sự chú ý lớn nhờ vào các dự án hạ tầng sân bay quy mô lớn, đặc biệt là việc nâng cấp và mở rộng các cảng hàng không. Bên cạnh đó, sự phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng không sau đại dịch cũng tạo ra cơ hội tăng trưởng rất lớn cho ACV. Với triển vọng tích cực như vậy, giá cổ phiếu ACV được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Hãy cùng chứng khoán KIS Việt Nam tìm hiểu chi tiết trong bài viết này!
Tổng quan về ACV
Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) là doanh nghiệp hàng đầu trong vận hành và khai thác cảng hàng không tại Việt Nam. Hiện tại, ACV đang quản lý và khai thác hệ thống 22/23 cảng hàng không trên cả nước. Bao gồm 10 cảng quốc tế (trừ sân bay quốc tế Vân Đồn) và 12 cảng nội địa. Các dịch vụ chính của ACV bao gồm: an ninh hàng không, điều hành bay, dịch vụ mặt đất và dịch vụ cất hạ cánh…
ACV được cổ phần hóa từ năm 2016 với vốn điều lệ hơn 21.771 tỷ đồng, nhà nước nắm giữ 95,4% cổ phần. Ngày 21/11/2016, ACV chính thức được niêm yết trên sàn UPCOM, giá cổ phiếu ACV lúc chào sàn là 25.000 đồng. Qua nhiều năm, ACV vẫn duy trì vị thế doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Hiện nay, vốn hóa thị trường của ACV đạt hơn 10 tỷ USD, đứng thứ hai trên sàn chứng khoán (chỉ sau Vietcombank), vượt nhiều tên tuổi lớn như BIDV, Viettel Global và FPT…
ACV chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán
Tác động từ tình hình tài chính tới giá cổ phiếu ACV
Vào cuối năm 2023, giá cổ phiếu ACV giao dịch quanh mức 64.000 đồng/cổ phiếu. Nhưng đến cuối năm 2024, giá cổ phiếu ACV đã tăng lên mức 120.000 đồng/cổ phiếu (kết phiên giao dịch ngày 13/12/2024). Chưa kể, giai đoạn tháng 6/2024, cổ phiếu ACV đã có thời gian tạo đỉnh ở mức 135.000 đồng/cổ phiếu. Sự tăng trưởng này được hỗ trợ bởi kết quả tài chính ấn tượng của ACV. Cụ thể, trong năm 2023, công ty đạt doanh thu 19.998 tỷ đồng và lợi nhuận gần 8.470 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính, tính đến hết quý 3/2024, doanh thu của ACV đạt 16.833 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 7.469 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 12,3% và 24,3% so với cùng kỳ năm liền trước. Lợi nhuận từ các dịch vụ cốt lõi như cất hạ cánh, điều hành bay, và dịch vụ phi hàng không vẫn duy trì tỷ suất lợi nhuận gộp cao, mặc dù chịu áp lực từ chi phí nhiên liệu tăng. Chính sự tăng trưởng tài chính mạnh mẽ đã giúp giá cổ phiếu ACV “cất cánh” trong năm 2024. Đồng thời, khẳng định sự phát triển vượt bậc và nhận được tín nhiệm lớn từ các nhà đầu tư kể từ khi cổ phiếu ACV lên sàn cho đến nay.
>>> Xem thêm: Giá cổ phiếu DIG và những yếu tố ảnh hưởng trong thời gian qua
Phân tích hoạt động kinh doanh của ACV
Cổ phiếu hàng không ACV vẫn là mã nằm trong tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư. Điều gì đã tạo nên sức hút của mã cổ phiếu này, hãy cùng chứng khoán KIS Việt Nam phân tích hoạt động kinh doanh của công ty hàng không này.
Hoạt động kinh doanh cốt lõi
ACV tập trung vào hai mảng chính: dịch vụ hàng không và phi hàng không, trong đó:
Dịch vụ hàng không bao gồm các hoạt động điều hành bay, cất hạ cánh, và an ninh hàng không. Trong năm 2023, các sân bay thuộc ACV ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách, đạt tổng cộng 113,5 triệu lượt hành khách, tăng 15% so với năm 2022. Theo đó, lượng khách quốc tế đạt 32,6 triệu, tăng 173% so với năm trước. Tổng số lượt chuyến hạ cất cánh là 710.000 lượt.
Dịch vụ phi hàng không như kinh doanh thương mại tại nhà ga, bao gồm bán lẻ, dịch vụ ăn uống, quảng cáo và cho thuê mặt bằng. Đây là nguồn thu ổn định, giúp cân đối tài chính khi lượng khách biến động.
ACV cung cấp dịch vụ hàng không và phi hàng không
Các dự án lớn đang thực thi của ACV gồm có dự án mở rộng nhà ga quốc tế T2 – Sân bay Nội Bài dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025, nâng công suất phục vụ lên 30 triệu lượt khách quốc tế/năm. Ngoài ra, Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 lên đến 109.111 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất vào năm 2026. Các hạng mục như nhà ga hành khách, đường cất hạ cánh, và sân đỗ máy bay đang được triển khai đúng tiến độ, thậm chí vượt kế hoạch 3 tháng.
Đối thủ cạnh tranh
Mặc dù ACV nắm giữ vị trí độc quyền trong việc quản lý các cảng hàng không tại Việt Nam, nhưng công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phụ trợ như SASCO và SAGS. Các công ty này cung cấp nhiều dịch vụ như suất ăn, phòng chờ, quảng cáo thương mại… và đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm của hành khách. Sự cạnh tranh này cần ACV phải không ngừng cải tiến và phát triển các dịch vụ của mình, đồng thời tìm cách hợp tác hoặc đầu tư vào các lĩnh vực phụ trợ để duy trì lợi thế cạnh tranh trong ngành hàng không.
>>> Xem ngay: Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu DPM
Đánh giá cơ hội đầu tư và dự báo giá cổ phiếu ACV
Giá cổ phiếu ACV hôm nay đang chứng minh sự phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn khủng hoảng bởi đại dịch COVID-19 và tác động của nền kinh tế khó khăn. Trong thời gian tới, các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng giá cổ phiếu ACV có thể kể đến:
Tăng trưởng lợi nhuận và dòng tiền ổn định
Ngành du lịch quốc tế phục hồi mạnh mẽ, dẫn đến nhu cầu vận chuyển hàng không tăng cao, giúp ACV cải thiện đáng kể doanh thu từ các dịch vụ điều hành bay và an ninh hàng không. Các dịch vụ phụ trợ như cho thuê mặt bằng, quảng cáo, suất ăn, và các tiện ích tại sân bay tiếp tục mang lại nguồn thu ổn định cho ACV, giảm thiểu rủi ro từ sự biến động của ngành hàng không.
Nhu cầu dành cho hàng không tăng cao là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng cho ACV
Hoàn thành và khai thác các dự án chiến lược
Các dự án trọng điểm như Sân bay Long Thành, Nhà ga T2 Nội Bài khi hoàn thành sẽ không chỉ gia tăng năng lực vận hành mà còn tạo ra nguồn thu nguồn thu lớn và bền vững trong tương lai. Đặc biệt, với vị thế độc quyền trong quản lý cảng hàng không tại Việt Nam, ACV không gặp phải cạnh tranh trực tiếp trong mảng hạ tầng hàng không, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển dài hạn.
Với những yếu tố này, giá cổ phiếu ACV có thể tiếp tục tăng trưởng trong tương lai, đặc biệt khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi hoàn toàn và nhu cầu hàng không quốc tế tiếp tục tăng.
Một số rủi ro lưu ý khi đầu tư vào ACV
Mặc dù triển vọng tăng trưởng của ACV rất sáng sủa, nhà đầu tư cần cân nhắc một số rủi ro tiềm ẩn. Chi phí vận hành của ACV có thể gia tăng đáng kể do phải bù lỗ cho các sân bay nhỏ kém hiệu quả. Thêm vào đó, biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô như lãi suất tăng và tỷ giá ngoại tệ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền và chi phí tài chính. Ngoài ra, tiến độ triển khai các dự án lớn như Sân bay Long Thành, nếu xảy ra chậm trễ, có thể làm suy giảm kỳ vọng tăng trưởng, từ đó tác động xấu đến giá cổ phiếu ACV.
Với nền tảng tài chính vững mạnh, vị thế độc quyền trong ngành hàng không và triển vọng từ các dự án lớn, cổ phiếu ACV là lựa chọn đầu tư tiềm năng trong dài hạn. Tuy nhiên, giá cổ phiếu ACV ở hiện tại phù hợp đối với những nhà đầu tư lớn và có khả năng chấp nhận yếu tố rủi ro. Nhà đầu tư cần theo dõi tình hình thị trường, chính sách và tiến độ thi công các dự án để có quyết định đầu tư hợp lý. Nếu cần tư vấn, liên hệ Chuyên viên Khách hàng của KIS Việt Nam qua Hotline (028) 3914 8585 hoặc tìm hiểu thêm tại stockkisvn.vn.