Đáo hạn chứng quyền là gì? Khi nào nên giữ chứng quyền tới đáo hạn?

Chứng quyền có bảo đảm là một trong những công cụ tài chính hấp dẫn cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, khái niệm đáo hạn chứng quyền vẫn còn mới mẻ với nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ cùng đi tìm hiểu về đáo hạn trong chứng quyền như thế nào, cách tính giá trị tại ngày đáo hạn và khi nào nên giữ chứng quyền đến ngày đáo hạn.

Chứng quyền có bảo đảm là gì?

Chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant) là loại chứng quyền được phát hành bởi các công ty chứng khoán. Sản phẩm này cho phép người sở hữu mua hoặc bán một lượng cổ phiếu cơ sở theo mức giá xác định trước trong khoảng thời gian nhất định. Chứng quyền có bảo đảm có thể giúp nhà đầu tư tối đa hóa lợi nhuận khi giá cổ phiếu cơ sở biến động mà chỉ cần bỏ ra một số tiền nhỏ hơn so với việc mua trực tiếp cổ phiếu.

Nhà đầu tư có thêm sự lựa chọn với chứng quyền có bảo đảm.

Các loại chứng quyền hiện nay mà nhà đầu tư cần biết:

  • Chứng quyền mua (Call Warrant): Tăng giá trị khi giá tài sản cơ sở tăng.
  • Chứng quyền bán (Put Warrant): Tăng giá trị khi giá tài sản cơ sở giảm.

Sản phẩm chứng quyền chính thức được ra mắt tại thị trường Việt Nam từ năm 2019. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có chứng quyền mua được chấp nhận trên thị trường Việt Nam.

Ưu điểm của chứng quyền

Chứng quyền là một sản phẩm tài chính phái sinh hấp dẫn với nhiều lợi ích vượt trội. Bên cạnh tỷ suất lợi nhuận cao, chứng quyền còn có các ưu điểm nổi bật như sau:

  • Chi phí thấp: Chi phí mua chứng quyền thấp hơn so với chi phí mua tài sản cơ sở.
  • Đòn bẩy cao: Chứng quyền đem đến cho nhà đầu tư lợi thế đòn bẩy so với tài sản cơ sở.
  • Thanh khoản tốt: Tổ chức phát hành cung cấp thanh khoản cho các chứng quyền có bảo đảm.
  • Tiếp cận dễ dàng: Chứng quyền có bảo đảm giao dịch tương tự cổ phiếu được niêm yết trên HOSE
  • Mức lỗ giới hạn: Khoản lỗ tối đa được giới hạn bằng với giá trị mua chứng quyền.

>>> Tìm hiểu thêm: Chứng quyền có bảo đảm là gì? Hướng dẫn giao dịch cho nhà đầu tư mới

Đáo hạn chứng quyền là gì?

Đáo hạn trong chứng quyền là thời điểm cuối cùng mà nhà đầu tư được thực hiện chứng quyền. Ngày đáo hạn là một mốc quan trọng, quyết định liệu nhà đầu tư có thu được lợi nhuận hay không.

Ngày giao dịch cuối cùng là ngày giao dịch trước hai ngày so với ngày đáo hạn của chứng quyền có bảo đảm. Đây là thời điểm cuối cùng nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định bán chứng quyền trên sàn hay giữ chứng quyền đến thời điểm chứng quyền đáo hạn.

Giá thanh toán do Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) tính toán và công bố sau khi chứng quyền đáo hạn. Cụ thể, giá thanh toán chứng quyền được tính bằng bình quân giá đóng cửa của chứng khoán cơ sở trong năm ngày giao dịch liền trước ngày đáo hạn, không bao gồm ngày đáo hạn.

Cách tính lãi lỗ tại ngày đáo hạn chứng quyền đối với chứng quyền mua

Công thức như sau:

Hiểu rõ công thức tính lãi lỗ để không bối rối khi đầu tư vào sản phẩm này.

>>> Xem thêm: Chứng quyền KIS và những kiến thức chứng quyền có bảo đảm mà nhà đầu tư cần biết

Có nên nắm giữ chứng quyền đến ngày đáo hạn chứng quyền hay không?

Việc quyết định có nên nắm giữ chứng quyền đến ngày đáo hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như xu hướng thị trường, kỳ vọng giá cổ phiếu cơ sở và thời gian còn lại của chứng quyền và các yếu tố khác.

Giữ chứng quyền nếu kỳ vọng giá tài sản cơ sở tăng

Trường hợp bạn dự đoán xu thế biến động giá của tài sản cơ sở lớn trong thời gian gần đáo hạn theo đúng hướng bạn kỳ vọng. Bên cạnh đó, việc giữ chứng quyền đến ngày đáo hạn có thể mang lại lợi nhuận cao.

Bán trước đáo hạn nếu thị trường biến động không rõ ràng

Cần cân nhắc nhiều yếu tố khi đưa ra quyết định nắm giữ chứng quyền tới đáo hạn.

Nếu giá cổ phiếu cơ sở dao động không rõ ràng hoặc đi ngược với dự đoán của nhà đầu tư. Quyết định bán chứng quyền trước ngày đáo hạn có thể giúp giảm thiểu rủi ro mất toàn bộ giá trị của chứng quyền.

>>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách giao dịch chứng khoán phái sinh cho người mới bắt đầu

Đánh giá rủi ro

Khi đến gần ngày đáo hạn chứng quyền, giá chứng quyền có thể bị giảm. Mức giảm giá này có thể sẽ khá lớn. Nếu nhà đầu tư nắm giữ chứng quyền đến ngày đáo hạn và giá thanh toán nhỏ hơn hoặc bằng giá thực hiện quyền, thì giá của chứng quyền sẽ bằng không.

Khi đó nhà đầu tư sẽ chịu một khoản lỗ bằng đúng số tiền đã bỏ ra để mua chứng quyền. Vì vậy, trước khi quyết định đầu tư vào chứng quyền, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ xu thế biến động giá của chứng khoán cơ sở trong khoảng thời gian chứng quyền còn hiệu lực.

Kết luận

Đáo hạn của chứng quyền là mốc thời gian quan trọng mà nhà đầu tư cần chú ý khi tham gia đầu tư vào chứng quyền có bảo đảm. Nhà đầu tư nắm rõ cách lãi lỗ của nhà đầu tư trong các thời điểm trước và tại ngày đáo hạn là rất quan trọng. Việc này giúp nhà đầu tư cân nhắc kỹ lưỡng về giá trị nội tại của chứng quyền nhằm đưa ra quyết định có nên giữ chứng quyền đến ngày đáo hạn hay không.

Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về đáo hạn chứng quyền, giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan và dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định đầu tư chứng quyền trong thị trường chứng khoán. Tham khảo thêm nhiều bài viết về thị trường chứng khoán tại stockkisvn.vn. Hoặc mở tài khoản chứng khoán trên ứng dụng giao dịch chứng khoán iKIS để giao dịch chứng quyền cùng KIS ngay nhé!

to top