Cổ phiếu VCB – Lựa chọn hàng đầu cho nhà đầu tư dài hạn?

Vietcombank luôn được xem là một trong những cái tên “nặng ký” trong nhóm ngân hàng Big4 và là điểm đến đáng tin cậy của nhiều nhà đầu tư dài hạn. Với nền tảng tài chính vững mạnh cùng chiến lược phát triển ổn định, cổ phiếu VCB thường được đánh giá cao về độ an toàn và tiềm năng tăng trưởng. Nhưng trong bối cảnh thị trường nhiều biến động hiện nay, liệu VCB có còn là mã cổ phiếu lý tưởng để giải ngân? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây.

Giới thiệu tổng quan về ngân hàng Vietcombank (VCB)

Được thành lập từ năm 1963, Vietcombank là một trong những ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam và cũng là ngân hàng đầu tiên niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) với mã chứng khoán VCB.

Với hơn 60 năm hình thành và phát triển, Vietcombank không chỉ dẫn đầu về hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ mà còn là một trong những đơn vị tiên phong trong chuyển đổi số ngân hàng hiện đại.

Một số điểm nổi bật của Vietcombank hiện nay:

  • Hệ thống hơn 600 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.
  • Sở hữu các công ty thành viên hoạt động hiệu quả như: VCBS (chứng khoán Vietcombank), VCBL (cho thuê tài chính), VCBC (quản lý quỹ)…
  • Ngân hàng Mizuho (Nhật Bản) là cổ đông chiến lược lâu năm, hiện nắm giữ khoảng 15% cổ phần.

cổ phiếu VCBVietcombank – Ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam

Lịch sử giá cổ phiếu VCB

Kể từ khi chính thức niêm yết trên sàn HOSE vào năm 2009, cổ phiếu VCB đã thể hiện đặc trưng là tăng trưởng ổn định, biên độ dao động thấp, phù hợp với nhà đầu tư giá trị, đặc biệt là các quỹ đầu tư lớn.

  • Năm 2009, VCB chào sàn với mức giá đóng cửa phiên đầu tiên đạt 60.000 đồng/cổ phiếu, đánh dấu sự kiện Vietcombank trở thành ngân hàng đầu tiên lên sàn chứng khoán.
  • Giai đoạn 2010–2012, thị trường chứng khoán chung chịu nhiều áp lực khiến giá VCB điều chỉnh giảm từ vùng 32.500 đồng về khoảng 27.200 đồng, tương đương mức giảm hơn 16%.
  • Năm 2013, xu hướng giảm tiếp diễn nhẹ, giá cổ phiếu rơi về mức 26.800 đồng.
  • Từ 2014 đến 2016, cổ phiếu VCB bắt đầu lấy lại đà tăng và dao động quanh 35.500 đồng, cho thấy dấu hiệu phục hồi tích cực cùng sự cải thiện trong hoạt động ngân hàng.
  • Đỉnh giá lịch sử được thiết lập vào ngày 28/6/2021, khi cổ phiếu VCB vươn lên mức 113.000 đồng/cổ phiếu, trở thành mã ngân hàng có giá cao nhất thị trường tại thời điểm đó.
  • Năm 2022, mặc dù thị trường chung biến động mạnh, VCB vẫn giữ được xu hướng phục hồi về cuối năm, kết phiên tháng 12 ở mức 81.720 đồng/cổ phiếu.
  • Giai đoạn 2023 – 2025, cổ phiếu VCB cho thấy sự bứt phá rõ nét hậu đại dịch. Đến tháng 5/2025, VCB đang được giao dịch quanh mức 93.000 – 95.000 đồng/cổ phiếu, tiệm cận lại vùng đỉnh cũ và củng cố vai trò là mã cổ phiếu “phòng thủ” hàng đầu trên thị trường.

>>> Xem thêm: Giá cổ phiếu VCB: Lịch sử và Biến động qua các năm

Kết quả kinh doanh quý 1/2025 đáng chú của Vietcombank

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2025, Vietcombank ghi nhận:

  • Lợi nhuận trước thuế đạt 10.860 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,3% so với cùng kỳ 2024.
  • Tổng tài sản đạt hơn 2,1 triệu tỷ đồng, tiếp tục là ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất hệ thống.
  • Tăng trưởng tín dụng ở mức 1,2%, với dư nợ cho vay khách hàng đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng.
  • Huy động vốn từ tiền gửi khách hàng giảm nhẹ 0,4%, còn hơn 1,5 triệu tỷ đồng.
  • Tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ lên 1,03%, từ mức 0,96% cuối năm 2024.
  • Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm tới 50%, giúp Vietcombank duy trì lợi nhuận ổn định trong bối cảnh nhiều thách thức.

cổ phiếu VCBVietcombank ghi nhận kết quả kinh doanh đáng chú ý quý 1/2025

Với kết quả trên, Vietcombank tiếp tục giữ vững vị thế là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong hệ thống, cho thấy cổ phiếu VCB có sức mạnh nội tại tốt và khả năng kiểm soát rủi ro vượt trội so với các cổ phiếu ngân hàng cùng ngành như CTG, BID, TCB, ….

Vietcombank đẩy mạnh chuyển đổi số với nền tảng VCB Digibank giao diện hiện đại, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Đồng thời, doanh thu từ phí dịch vụ và bancassurance tăng trưởng ổn định, giúp giảm phụ thuộc vào tín dụng.

Ngân hàng cũng duy trì vị thế thương hiệu mạnh, nhiều năm liên tiếp lọt Top 500 thương hiệu tài chính giá trị nhất thế giới theo Brand Finance. Đây là nền tảng hỗ trợ dài hạn cho cổ phiếu VCB trên thị trường.

>>> Xem ngay: Phân tích báo cáo tài chính VCB và đánh giá triển vọng đầu tư

Vì sao cổ phiếu VCB hấp dẫn nhà đầu tư dài hạn?

1. Vị thế dẫn đầu và thương hiệu uy tín

Vietcombank là ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu, hoạt động hiệu quả không thua kém khối tư nhân. Với nền tảng tài chính vững mạnh, chiến lược quản trị minh bạch và đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, cổ phiếu VCB luôn là cái tên đáng tin cậy trong danh mục đầu tư của nhiều tổ chức và cá nhân.

2. Chất lượng tài sản vượt trội

Một trong những điểm nổi bật của Vietcombank là tỷ lệ nợ xấu luôn duy trì dưới 1%, thuộc nhóm thấp nhất ngành. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao, thể hiện năng lực kiểm soát rủi ro và khả năng chống chịu tốt trong bối cảnh kinh tế vĩ mô biến động, lãi suất cao hoặc chu kỳ suy thoái.

3. Cổ tức đều đặn, dòng tiền ổn định

Cổ phiếu VCB hấp dẫn với các nhà đầu tư tìm kiếm thu nhập ổn định nhờ chính sách chia cổ tức bằng tiền mặt đều đặn, với tỷ lệ trung bình khoảng 12% – 15%/năm. Đây là yếu tố thu hút đối với nhà đầu tư trung và dài hạn.

4. Thu hút dòng vốn lớn và tính phòng thủ cao

Là cổ phiếu vốn hóa lớn, nằm trong rổ VN30 và các ETF hàng đầu, cổ phiếu VCB được các quỹ đầu tư, khối ngoại và tổ chức ưu tiên lựa chọn. Cổ phiếu này còn có tính phòng thủ cao, thường giữ giá tốt trong những giai đoạn điều chỉnh mạnh của thị trường chung.

cổ phiếu VCBVăn phòng giao dịch của Vietcombank luôn có nhiều khách hàng giao dịch

Định giá cổ phiếu VCB liệu còn hấp dẫn trong năm 2025?

Cập nhật đến ngày 22/5/2025 cổ phiếu VCB dang ở mức 56,900 đồng/cổ phiếu, được đánh giá là hợp lý so với nền tảng tài chính và tiềm năng tăng trưởng trung dài hạn. P/B hiện tại ở mức 2.42 và P/E đạt 9.40. Dư địa tăng trưởng còn lớn khi nhóm ngân hàng được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ kinh tế như gói tín dụng 20 tỷ USD của Ngân hàng Nhà nước – tập trung vào hạ tầng, công nghệ và tiêu dùng nội địa.

Năm 2025, VCB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng tối thiểu 16,28%, lợi nhuận trước thuế tăng tối thiểu 5% và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%. Dù biên lợi nhuận có thể bị thu hẹp, ngân hàng vẫn giữ vững lợi thế về chất lượng tài sản – yếu tố then chốt đảm bảo sự ổn định lâu dài cho nhà đầu tư. Tuy nhiên khi đầu tư cổ phiếu nào nhà đầu tư cũng cần phân tích nhiều yếu tố trước khi giải ngân để bảo vệ tài sản của mình.

Rủi ro khi đầu tư cổ phiếu VCB?

Nhà đầu tư cũng cần cân nhắc một số rủi ro sau khi nắm giữ cổ phiếu VCB như:

  • Giới hạn room ngoại: Tỷ lệ sở hữu của khối ngoại gần như kín, hạn chế dư địa thu hút thêm dòng vốn FDI.
  • Tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao (~74%): Tỷ lệ sở hữu cao của Nhà nước giúp Vietcombank duy trì sự ổn định và hỗ trợ thực hiện các chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc giới hạn room ngoại gần như đã kín, hạn chế khả năng thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài trong ngắn hạn.
  • Rủi ro vĩ mô: Lạm phát, biến động lãi suất và tỷ giá đều có thể ảnh hưởng đến toàn ngành ngân hàng từ đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu VCB.

Dù vậy, với năng lực điều hành, nền tảng tài chính vững mạnh và khả năng thích ứng cao, cổ phiếu VCB vẫn là cổ phiếu lý tưởng trong thời điểm thị trường nhiều biến động. Lưu ý bài viết trên chỉ cung cấp thông tin về mã cổ phiếu, khồng phải khuyến nghị đầu tư. Để xem thêm phân tích chuyên sâu và cập nhật thị trường mỗi ngày, truy cập ngay stockisvn.vn hoặc liên hệ Chứng khoán KIS qua tổng đài 028 3914 8585.

to top