Tiềm năng đầu tư vào cổ phiếu ngành F&B trong năm 2024
Thực phẩm và đồ uống luôn được xem là ngành công nghiệp lớn và đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế toàn cầu. Với nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, cổ phiếu ngành F&B được đánh giá là một trong những danh mục đầu tư tiềm năng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Thông qua bài viết dưới đây, Chứng khoán KIS Việt Nam sẽ giới thiệu cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về cổ phiếu ngành F&B cũng như tiềm năng tăng trưởng của nhóm cổ phiếu này.
Tổng quan về ngành F&B tại Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có tốc độ đô thị hóa cao, dân số trẻ và thu nhập bình quân ngày càng tăng, tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của ngành F&B. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tiêu dùng thực phẩm và đồ uống chiếm khoảng 35% tổng chi tiêu hộ gia đình. Ngoài ra, các xu hướng tiêu dùng mới như thực phẩm tiện lợi, đồ uống có lợi cho sức khỏe và dịch vụ giao hàng nhanh cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng của ngành.
Ngành thực phẩm đồ uống đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày
Các phân khúc trong ngành F&B khá đa dạng, có thể kể đến 1 số nhóm chính như sau:
- Nhóm đồ uống: gồm rượu, bia, nước giải khát, cà phê. Phân khúc này có lượng tiêu thụ khá cao và chiếm tỷ trọng lớn trong ngành với mức biên lợi nhuận tốt.
- Nhóm thực phẩm tươi sống, đông lạnh: nhóm sản phẩm này chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao và đóng góp lợi nhuận tốt cho ngành.
- Nhóm thực phẩm chế biến sẵn: bao gồm các sản phẩm như mì gói, đồ hộp, thịt chế biến hoặc các loại gia vị đóng gói. Nhóm này có nhu cầu tiêu thụ ổn định.
- Dịch vụ liên quan F&B: các chuỗi nhà hàng, quán cà phê, quán ăn uống hộ gia đình đang phục hồi lại mạnh mẽ kể từ sau đại dịch Covid – 19.
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành F&B
Chi phí nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng và chủ chốt trong nền công nghiệp chế biến thực phẩm. Do đó việc biến động giá cả nguyên liệu đầu vào như sữa, đường, gạo, và lúa mì có thể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp F&B. Việc quản lý tốt chi phí cũng như chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn cho doanh nghiệp.
Yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến ngành. Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc bảo đảm vệ sinh cũng có thể gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp cũng như giá cổ phiếu ngành F&B. Do đó, để có thể phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần đặt yếu tố này lên hàng đầu và tăng cường kiểm soát nhằm bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng.
Chính sách và quy định từ chính phủ
Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, chế biến thực phẩm hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành bia, rượu, nước giải khát có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của các công ty, từ đó tác động đến giá cổ phiếu ngành F&B.
Xu hướng tiêu dùng
Người tiêu dùng luôn có nhu cầu và sở thích thay đổi liên tục theo thời gian, đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành F&B luôn phải đổi mới, sáng tạo cũng như tìm tòi ra các loại thực phẩm hữu cơ, đồ uống có lợi cho sức khỏe. Dịch vụ giao hàng cũng như công tác tư vấn trước khi mua hàng và chăm sóc hậu mua hàng cũng có tác động đáng kể đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Cập nhật xu hướng tiêu dùng để đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị trường
Cạnh tranh thị trường
Các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm đồ uống luôn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt trong việc tung ra những sản phẩm mới liên tục trên thị trường để thu hút người tiêu dùng. Việc cạnh tranh này diễn ra không chỉ giữa các doanh nghiệp nội địa mà còn từ các tập đoàn quốc tế.
Tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu ngành F&B
Cổ phiếu ngành F&B liệu có phải là sự lựa chọn đáng tin cậy cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán hay không là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Hãy cùng khám phá những tiềm năng mà ngành này đang sở hữu để đưa ra chiến lược phù hợp như sau:
Thị trường nội địa rộng lớn
Với hơn 100 triệu dân và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ F&B tiềm năng. Xu hướng tiêu dùng tập trung vào các sản phẩm tiện lợi, lành mạnh và cao cấp đang thúc đẩy doanh số trong ngành. Với thị trường còn nhiều dư địa phát triển như vậy góp phần làm cho nhóm cổ phiếu ngành F&B trở nên hấp dẫn và còn nhiều tiềm năng trong tương lai.
Xu hướng xuất khẩu
Các doanh nghiệp F&B Việt Nam đã và đang mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt sang các quốc gia như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các sản phẩm như cà phê, nước mắm, bánh kẹo và thực phẩm đông lạnh của Việt Nam đang ngày càng được công nhận về chất lượng nên rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế.
Ứng dụng công nghệ trong sản xuất và kinh doanh
Công nghệ đang đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và tiếp cận khách hàng. Các doanh nghiệp F&B tại Việt Nam đang đầu tư mạnh vào chuyển đổi số, từ quy trình sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng đến trải nghiệm khách hàng trên nền tảng trực tuyến.
Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả sản xuất
Khi đầu tư vào cổ phiếu ngành F&B cần chú ý điều gì
Để đầu tư hiệu quả vào cổ phiếu ngành F&B, nhà đầu tư cần chú ý các điểm sau để có thể đưa ra chiến lược giao dịch phù hợp và tối ưu hóa lợi nhuận.
Phân tích kỹ lưỡng doanh nghiệp
Xem xét báo cáo tài chính của doanh nghiệp là một trong những điểm quan trọng mà nhà đầu tư cần nghiên cứu trước khi giao dịch. Các yếu tố như chiến lược kinh doanh, tình hình tài chính và vị thế của doanh nghiệp trong ngành giúp chúng ta dự đoán được tiềm năng của cổ phiếu ngành F&B đó như thế nào. Các doanh nghiệp có sản phẩm độc quyền, thương hiệu mạnh và chiến lược mở rộng rõ ràng thường là lựa chọn ưu tiên.
Theo dõi xu hướng tiêu dùng
Cập nhật thường xuyên xu hướng người tiêu dùng và biết được nhóm sản phẩm đó đang được sản xuất bởi doanh nghiệp nào cũng là một cách hiệu quả để chọn cổ phiếu ngành F&B. Đầu tư vào những doanh nghiệp nắm bắt tốt các xu hướng này có thể mang lại lợi nhuận cao hơn.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Nhà đầu tư không nên dồn hết toàn bộ vốn vào một mã cổ phiếu. Đa dạng hóa danh mục với các doanh nghiệp thuộc các phân khúc khác nhau trong ngành F&B để giảm thiểu rủi ro.
>>> Xem thêm: Năm 2024 có nên đầu tư vào cổ phiếu ngành khí đốt không?
Kiểm soát rủi ro hiệu quả
Trong ngành nào cũng tồn tại các loại rủi ro đòi hỏi nhà đầu tư luôn theo dõi và cập nhật. Đối với nhóm cổ phiếu ngành F&B các loại rủi ro có thể kể đến như biến động giá nguyên vật liệu, việc cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong ngành và sự gia nhập của các tập đoàn quốc tế. Ngoài ra việc thay đổi trong chính sách của chính phủ cũng gây tác động không nhỏ đến giá cổ phiếu ngành F&B.
Các mã cổ phiếu ngành F&B nổi bật
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, một số doanh nghiệp lớn thuộc ngành F&B đã niêm yết và thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, có thể kể đến gồm:
- Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk – VNM): Dẫn đầu trong ngành sữa với thị phần lớn và chiến lược phát triển bền vững.
- Tập đoàn Masan (MSN): Hoạt động đa ngành, nổi bật trong thực phẩm chế biến và bán lẻ.
- Sabeco (SAB): Ông lớn trong ngành bia với thương hiệu Bia Sài Gòn quen thuộc.
- KIDO Group (KDC): Tập trung vào ngành thực phẩm và kem.
Tập đoàn KIDO chuyên về mảng thực phẩm bánh kẹo và kem
Chứng khoán KIS Việt Nam hy vọng qua bài viết trên giúp các nhà đầu tư có thêm nhiều thông tin hữu ích về các cổ phiếu ngành F&B. Từ đó đưa ra được chiến lược đầu tư phù hợp và đạt được lợi nhuận như mong muốn. Tìm hiểu thêm cổ phiếu các ngành khác tại website stockkisvn.vn nhé!