Khám phá động lực hồi phục của cổ phiếu HVN
Cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đang là tâm điểm chú ý trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau thời kỳ lao dốc do tác động của COVID-19 và nhiều biến động trong ngành hàng không, cổ phiếu HVN đang cho thấy dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ trong năm 2024. Bài viết dưới đây của Chứng khoán KIS sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết về diễn biến giá cổ phiếu HVN, phân tích những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng, đồng thời chỉ ra các thách thức mà cổ phiếu này có thể đối mặt.
Diễn biến giá cổ phiếu HVN từ khi “chạm đáy” đến lúc “đạt đỉnh”
Giá cổ phiếu HVN luôn là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư, đặc biệt với những biến động lớn trong từng giai đoạn. Kể từ khi niêm yết, cổ phiếu HVN đã trải qua nhiều thay đổi đáng kể về giá và thanh khoản, phản ánh quá trình phát triển và tái cấu trúc của Vietnam Airlines.
Ngày 7/5/2019, hơn 1,4 tỷ cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines chính thức được niêm yết trên Sàn chứng khoán HOSE. Trong ngày giao dịch đầu tiên cổ phiếu HVN giao dịch với giá tham chiếu 40.600 đồng/cổ phiếu và biên độ dao động ±20%.
Mã cổ phiếu của Vietnam Airlines đã trải qua nhiều biến động kể từ khi lên sàn
Giai đoạn từ 2020-2021, đại dịch COVID-19 đã gây ra những tác động nghiêm trọng, khiến giá cổ phiếu HVN giảm mạnh. Các biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế di chuyển đã làm doanh thu sụt giảm, kéo giá cổ phiếu HVN xuống chỉ còn khoảng 20.000 đồng vào cuối năm 2020. Đây là giai đoạn khó khăn, khi Vietnam Airlines phải đối mặt với nhiều thách thức tài chính.
Tuy nhiên với sự hồi phục của thị trường sau đại dịch và những giải pháp tái cấu trúc, giá cổ phiếu HVN có những tín hiệu tích cực hơn. Từ cuối tháng 4/2024, cổ phiếu HVN đã ghi nhận sự bứt phá ngoạn mục từ mức 13.500 đồng lên 36.350 đồng/cổ phiếu vào đầu tháng 7/2024, tương ứng mức tăng 170% chỉ trong 3 tháng. Thanh khoản của cổ phiếu cũng đạt đỉnh, với nhiều phiên vượt 13 triệu cổ phiếu, thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư.
Tình hình kinh doanh quý II năm 2024 của Vietnam Airlines
Trong quý II/2024, Vietnam Airlines đã đạt được nhiều kết quả tích cực, khẳng định quá trình phục hồi mạnh mẽ đã tác động tích cực lên giá cổ phiếu HVN. Với doanh thu quý II tăng 20,4% so với cùng kỳ, đạt 24.858 tỷ đồng. Đáng chú ý, lợi nhuận gộp đạt 2.713 tỷ đồng, tăng đến 162% so với năm trước nhờ sự hồi phục của thị trường hàng không nội địa và quốc tế.
Bên cạnh đó, lợi nhuận trước thuế của Vietnam Airlines cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng đạt 1.146 tỷ đồng, đánh dấu một bước tiến vượt bậc. Khoản lợi nhuận khác từ việc xóa nợ trả tàu với giá trị hơn 900 tỷ đồng cũng đóng góp không nhỏ vào tổng lợi nhuận của hãng, giúp tạo đà cho cổ phiếu HVN tích cực trên thị trường.
Kết quả kinh doanh của VNA nhìn chung có tín hiệu tích cực
Mặc dù kết quả quý II có phần thấp hơn quý I do đặc điểm mùa vụ, nhưng xét cả 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Vietnam Airlines đạt 5.476 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với mức lỗ 1.386 tỷ đồng cùng kỳ năm 2023. Với mức tăng trưởng này, giá cổ phiếu HVN được kỳ vọng sẽ tiếp tục phản ánh tích cực trong thời gian tới.
>>> Xem thêm: Cổ phiếu ACB: mã chứng khoán ngân hàng không thể bỏ lỡ
Lộ trình khắc phục tình trạng lỗ lũy kế của Vietnam Airlines
Mặc dù đã ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh, tại thời điểm 30/6/2024, Vietnam Airlines vẫn đang đối mặt với lỗ lũy kế lên đến 35.812 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu âm 11.533 tỷ đồng. Để giải quyết tình trạng này, Vietnam Airlines đã triển khai Đề án cơ cấu lại giai đoạn 2021-2025, bao gồm nhiều giải pháp cụ thể nhằm tái cấu trúc tài chính và khắc phục lỗ lũy kế như:
Vietnam Airlines tập trung vào việc giảm lỗ của công ty mẹ và duy trì lợi nhuận tại các công ty con. Các biện pháp bao gồm tối ưu hóa quy trình vận chuyển, điều chỉnh giá vé phù hợp với nhu cầu thị trường, và cắt giảm tối đa các chi phí hoạt động. Điều này không chỉ cải thiện tình hình tài chính mà còn có thể nâng cao giá cổ phiếu HVN trong tương lai.
Ngoài ra Vietnam Airlines cũng đang xem xét bán các tài sản không cần thiết và tái cơ cấu danh mục đầu tư tài chính. Động thái này nhằm tăng thêm nguồn thu nhập và dòng tiền, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và tạo nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Giải pháp để thực hiện tái cấu trúc tiếp theo của Vietnam Airlines là tăng vốn và giảm nợ. Với việc tăng vốn được kỳ vọng sẽ giảm tình trạng âm vốn chủ sở hữu, cải thiện sức khỏe tài chính. Sự cải thiện này không chỉ nâng cao triển vọng kinh doanh mà còn có thể tạo động lực tích cực cho giá cổ phiếu HVN trong thời gian tới.
Triển vọng của ngành hàng không nói chung, cổ phiếu HVN nói riêng
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành hàng không
Ngành hàng không đã dần vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Với sự phục hồi của thị trường, cổ phiếu HVN được dự báo sẽ có triển vọng tích cực.
- Chi phí nhiên liệu ổn định: Nhiên liệu chiếm khoảng 25-28% tổng chi phí của hãng hàng không. Theo dự báo, giá dầu sẽ duy trì quanh mức 90 USD/thùng, giúp các hãng hàng không kiểm soát chi phí hiệu quả và bảo vệ biên lợi nhuận của mình. Điều này có lợi cho cổ phiếu HVN khi hãng không phải đối mặt với áp lực chi phí nhiên liệu tăng cao.
- Nhu cầu vận tải và du lịch tăng cao: Sau đại dịch, lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đã phục hồi mạnh mẽ. Trong quý I/2024, lượng khách du lịch nội địa tăng 9% so với cùng kỳ, đạt 30 triệu người. Đây là một dấu hiệu cho thấy thị trường hàng không đang dần quay trở lại mức hoạt động như trước đại dịch.
- Điều chỉnh trần giá vé nội địa: Chính phủ đã cho phép tăng trần giá vé nội địa, điều này sẽ giúp các hãng hàng không, bù đắp chi phí đầu vào và duy trì lợi nhuận.
- Triển vọng dài hạn từ dự án sân bay Long Thành: Khi sân bay Long Thành hoàn thành, sẽ giải quyết được tình trạng quá tải tại sân bay Tân Sơn Nhất. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các hãng hàng không mà còn là động lực dài hạn cho sự tăng trưởng của cổ phiếu HVN.
>>> Xem ngay: Mã cổ phiếu ngành thực phẩm: An toàn để đầu tư?
Thách thức và rủi ro đối với cổ phiếu HVN
Mã cổ phiếu của HVN vẫn đối mặt với nhiều thách thức
Mặc dù triển vọng phục hồi của cổ phiếu HVN là rõ ràng, nhưng Vietnam Airlines vẫn phải đối mặt với một số thách thức quan trọng:
- Gánh nặng nợ vay: Tính đến 30/6/2024, tổng nợ vay tài chính của Vietnam Airlines vẫn ở mức cao khoảng 23.300 tỷ đồng, tạo áp lực lớn lên dòng tiền và khả năng thanh toán. Đây là yếu tố cần cân nhắc khi đầu tư vào mã cổ phiếu HVN.
- Lỗ lũy kế lớn: Mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp khắc phục, lỗ lũy kế hiện tại vẫn là gánh nặng đáng kể.
- Biến động tỷ giá: Vietnam Airlines đối mặt với rủi ro từ lỗ tỷ giá, nhất là khi có nhiều khoản nợ bằng ngoại tệ. Trong quý II/2024, chi phí tài chính đã tăng 94% so với cùng kỳ, chủ yếu do tác động của lỗ tỷ giá.
Nhìn chung, cổ phiếu HVN có những tín hiệu phục hồi tích cực. Với chiến lược tái cấu trúc mạnh mẽ và tiềm năng tăng trưởng dài hạn, HVN có thể là lựa chọn phù hợp cho nhà đầu tư trung và dài hạn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần theo dõi sát sao tình hình tài chính, đặc biệt là gánh nặng nợ vay và lỗ lũy kế của HVN để giảm thiểu rủi ro và tối ưu lợi nhuận. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về thị trường chứng khoán, hãy truy cập ngay stockkisvn.vn – trang thông tin chứng khoán của Chứng khoán KIS Việt Nam để cập nhật những phân tích chuyên sâu và dự báo mới nhất từ các chuyên gia hàng đầu!