Tổng hợp những kiến thức cơ bản về chứng khoán cho nhà đầu tư mới

Một trong những kiến thức cơ bản về chứng khoán mà nhà đầu tư nhất định phải hiểu rõ trước khi tham gia đầu tư. Những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không nắm rõ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đầu tư. Hãy cùng chứng khoán KIS tìm hiểu những kiến thức chứng khoán cơ bản cho người mới bắt đầu trong bài viết ngày hôm nay nhé!

1. Thời gian giao dịch chứng khoán

Nhà đầu tư cần hiểu và nắm rõ khung thời gian giao dịch chứng khoán để có chiến lược đầu tư hiệu quả. Nắm rõ khung thời gian giao dịch chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng theo dõi biến động giá và đặt lệnh mua, bán kịp lúc nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.

Thời gian giao dịch của cả ba sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam là HoSE, HNX và UPCoM đều giao dịch từ thứ Hai đến thứ Sáu, trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ tết theo qui định của Bộ Luật Lao Động.

Thời gian bắt đầu giao dịch từ 9 giờ (riêng sản phẩm hợp đồng tương lai giao dịch từ 8 giờ 45), 11h30 -13h nghỉ trưa, phiên chiều bắt đầu giao dịch từ 13 -15h.

cơ bản về chứng khoán

Nhà đầu tư vẫn có thể đặt lệnh trước. Đối với những trường hợp đặt lệnh trước này, hệ thống sẽ ghi nhận thành lệnh ở trạng thái “chờ gửi”. Lệnh trước vẫn sẽ có giá trị suốt thời gian giao dịch. Các lệnh đặt trong phiêm sáng chưa khớp, hay khớp một phần và chưa huỷ sẽ tiếp tục có hiệu lực trong các đợt khớp lệnh phiên chiều.

Dựa trên cơ sở so khớp các lệnh mua và bán tại một thời điểm xác định trong ngày được gọi là phương pháp khớp lệnh định kỳ. Ngoài ra phương thức khớp lệnh định kỳ sẽ được dùng để xác định giá mở cửa và giá đóng cửa của cổ phiếu. Phương thức khớp lệnh định kỳ sẽ bao gồm các loại lệnh như lệnh giới hạn (LO), lệnh ATO, lệnh ATC,…

Nguyên tắc khớp lệnh với thời gian giao dịch

Nhà đầu tư ngoài việc lưu ý về thời gian giao dịch tại các sàn thì cũng cần lưu ý đến các nguyên tắc khớp lệnh trong giao dịch. Khi hiểu và tận dụng được các nguyên tắc này chính xác sẽ giúp nhà đầu tư có được các giao dịch với mức giá vô cùng hấp dẫn.

Nguyên tắc khớp lệnh trên sàn chứng khoán Việt Nam nhà đầu tư chỉ cần nhớ “nhất giá, nhì thời gian”.

Ưu tiên về giá: Lệnh mua có giá cao hơn và lệnh bán có giá thấp hơn sẽ được thực hiện trước.

Ưu tiên về thời gian: lệnh nào được nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trong trường hợp các lệnh mua bán có mức giá ngang nhau.

Phương thức khớp lệnh định

Tại Sàn HSX, phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa (ATO) bắt đầu từ 9h00 – 9h15. 14h30 – 14h45 sẽ là phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa (ATC).

Sàn HNX không có khớp lệnh định kỳ mở cửa ATO. Nhưng ATC tại sàn HNX diễn ra từ 14h30 đến 14h45.

Sàn UPCOM: Chú ý khác với các sàn trên, UPCOM sẽ không có khớp lệnh định kỳ.

Phương thức khớp lệnh liên tục:

Dựa trên cơ sở so khớp các lệnh mua và bán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống là phương thức khớp lệnh liên tục.

Thời gian theo thực hiện phương thức khớp lệnh liên tục tại các sàn

Sàn HSX: Phiên khớp lệnh liên tục tại sàn HSX diễn ra trong khoảng 9h15 đến 11h30 sáng và 13h00 đến 14h30 chiều.

Sàn HNX: từ 9h00 đến 11h30 sáng và từ 13h00 đến 14h30

Sàn UPCOM: từ 9h00 đến 11h30 sáng và từ 13h00 đến 15h00

Phương thức khớp lệnh thỏa thuận

Giao dịch dựa trên các thỏa thuận thống nhất giữa 2 bên bán và mua được gọi là phương thức giao dịch thỏa thuận. Thông tin giao dịch sau đó sẽ được nhập vào hệ thống đăng ký giao dịch của sàn chứng khoán để xác nhận. Đối với những trường hợp chưa xác định được đối tác, nhà đầu tư có thể thông qua các công ty chứng khoán. Với phương thức giao dịch thỏa thuận này chỉ có duy nhất tại sàn HSX, và sẽ giao dịch trong trong khung giờ từ 14h45 đến 15h00.

>>> Tham khảo: TOP 5 mã chứng khoán ngành dầu khí đáng mong đợi năm 2023

2. T+ trong giao dịch chứng khoán

T0 T+1 T+2 T+3 trong chứng khoán có ý nghĩa gì?

Chữ T (viết tắt của Transaction) trong chứng khoán được hiểu là giao dịch. T+ trong giao dịch chứng khoán có nghĩa là ngày diễn ra các giao dịch đối với cổ phiếu trên thị trường với mức giá xác định.

T0 là gì trong chứng khoán?

T0, là ngày giao dịch nhà đầu tư đặt lệnh mua hoặc bán cổ phiếu thành công.

T+1 (T1): ngày làm việc tiếp theo, sau ngày T0 (không kể thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ khác theo quy định chung).

T+2 (T2): ngày làm việc tiếp theo sau ngày T+1 (không tính thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ khác theo quy định chung).

T+3 (T3): ngày làm việc tiếp theo sau T+2 (trừ trường hợp các ngày thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ khác theo quy định chung).

Các hoạt động giao dịch chứng khoán luôn được đảm bảo theo đúng trình tự thời gian theo qui định.

Đối với hoạt động mua cổ phiếu:

Nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu mua ngày T+0 ngay trong phiên giao dịch chiều ngày T+2 thay vì chờ đến ngày T+3 như trước đây.

Đối với qui định mới, giao dịch chứng khoán theo T+2,5, thời gian ngân hàng sẽ thanh toán hoàn tất thanh toán tiền và VSD hoàn tất thanh toán chứng khoán vào lúc11h30 ngày T+2.

cơ bản về chứng khoán

Ví dụ:

Nhà đầu tư mua thanh công cổ phiếu TCB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam) vào thứ ba ngày 16/11/2021.

Nhà đầu tư cần phải đợi đến sau 12h thứ 5 ngày 18/11/2021, lượng cổ phiếu mua ngày thứ 3 sẽ được chuyển về tài khoản chứng khoán và nhà đầu tư có thể bán.

Thời gian bán cổ phiếu: Sau khi đặt bán cổ phiếu thành công vào ngày T+0, nhà đầu tư phải đợi đến phiên chiều ngày T+2 số tiền bán cổ phiếu sẽ được chuyển về tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư.

Theo qui định mới này mang lại nhiều thuận tiện cho nhà đầu tư và thị trường khi nhà đầu tư có thể bán chứng khoán mua ngày T+0 ngay trong phiên giao dịch chiều ngày T+2,5 thay vì chờ đến ngày T+3 như trước đây, thanh khoản được cải thiện rõ rệt.

>>> Xem thêm: Các chỉ số chứng khoán quan trọng cần bỏ túi khi đầu tư

3. Cách đọc bảng giá chứng khoán

Cột “Mã CK” (Mã chứng khoán): thể hiện danh sách các mã chứng khoán (được sắp xếp theo thứ tự từ A – Z). Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ cấp  cho mỗi công ty khi niêm yết trên sàn chứng khoán, 1 mã chứng khoán riêng (thường là tên viết tắt của công ty đó).

Muốn tìm mã giao dịch của công ty niêm yết nào, chỉ cần nhập mã chứng khoán của công ty vào ô “Nhập mã CK” để tìm kiếm.

Cột “TC” (Màu vàng – Giá Tham chiếu)

Mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất sẽ được tính là giá tham chiếu là (trừ các trường hợp đặc biệt). Mức giá này sẽ cơ sở để tính Giá trần và Giá sàn.

Riêng với sàn UPCOM, giá tham chiếu sẽ tính bằng Giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.

Cột “Trần” (Màu tím – Giá Trần).

Già trần là giá cao nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán cổ phiếu trong ngày giao dịch. Mức giá mà nhiều nhà đầu tư mong đợt trong phiên.

  • Tại Sàn HOSE – sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh: Giá trần là mức giá tăng +7% so với giá tham chiếu.
  • Sàn HNX: Giá trần tái sàn này là mức giá tăng +10% so với giá tham chiếu.
  • Sàn UPCOM mức tăng +15% so với giá bình quân phiên giao dịch trước đó sẽ được tính là giá trần.

Cột “Sàn” (Màu xanh lam – Giá Sàn).

Giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch.

  • Tại sàn HOSE: Giá sàn là mức giá giảm -7% so với giá tham chiếu.
  • Sàn HNX: Giá sàn giá giảm -10% so với giá tham chiếu.
  • Sàn UPCOM: giá sàn ở UpCom có mức mức giảm -15% so với giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

Nhà đầu tư chỉ được phép đặt giá mua, giá bán trong khoảng giá sàn đến trần. Đặt giá ngoài biên độ dao động này, lệnh sẽ không được khớp.

Lưu ý:

– Màu xanh: giá tăng, là mức giá cao hơn giá tham chiếu, nhưng không phải là giá trần

– Màu đỏ: giá giảm, là mức giá thấp hơn Giá tham chiếu, nhưng không phải là giá sàn

Cột “Tổng KL” (Tổng khối lượng)

Đây là cột thể hiện tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một ngày giao dịch. Tính thanh khoản của cổ phiếu sẽ được thể hiện thông qua cột này.

Cột “Bên mua”

Trên bảng điện hệ thống sẽ hiển 3 mức giá đặt mua tốt nhấtvà khối lượng đặt mua tương ứng. Giá đặt mua tốt nhất là giá đặt mua cao nhất. Trong đó:

  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: là mức giá đặt mua cao nhất và khối lượng đặt mua tương ứng tại thời điểm hiện tại. Lệnh đặt mua ở giá này sẽ được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh đặt mua khác.
  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá đặt mua cao thứ hai và khối lượng đặt mua tương ứng ở thời điểm hiện tại. Lệnh đặt mua ở giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức giá 1.
  • Cột “Giá 3” và “KL3” Tương tự là lệnh đặt mua và khối lượng tường ứng ở thời điểm hiện tại, với lệnh mua giá ở cột 3 này mức độ ưu tiên sẽ sau lệnh đặt mua ở mức Giá 2.

Cột “Bên bán”

Hệ thống hiển thị 3 mức giá bán tốt nhất (giá chào bán thấp nhất) cùng khối lượng bán tương ứng.

  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Mức giá chào bán thấp nhất và khối lượng chào bán tương ứng ở hiện tại. Ở mức giá 1 lệnh chào bán luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh bán còm lại
  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: mức giá chào bán cao thứ hai và khối lượng chào bán tương ứng ở hiện tại. Lệnh bán ở giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh bán ở giá 1.
  • Cột “Giá 3” và “KL 3” sẽ lệnh chào bán có mức độ ưu tiên sau 2 lệnh bán ở mức giá 1 và 2.

Lưu ý:

+ Ngoài 03 mức Giá mua / Giá bán trên, thị trường vẫn còn các mức giá mua / bán khác, nhưng không được hiển thị vì giá không tốt bằng ba mức giá được hiển thị trên bảng điện.

+ Khi có lệnh ở phiên ATO hoặc ATC, các lệnh này sẽ hiển thị ở vị trí cột “Giá 1” và “KL 1” của “Bên mua” và “Bên bán”.

 Cột “Khớp lệnh”

cột “Giá”, “KL”, “+/-” sẽ được thể hiện trong cột khớp lệnh

Mỗi cột sẽ có ý nghĩa riêng giúp nhà đầu tư dễ dàng theo dõi:

  • Cột “Giá”: Thể hiện mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày
  • Cột “KL”: Khối lượng cổ phiếu đã khớp tương ứng với mức giá khớp.
  • Cột “+/-”: thể hiện mức Tăng/Giảm giá của cố phiếu đó so với giá tham chiếu.

Cột “Giá”

 Cột này sẽ gồm có “Giá cao nhất”, “Giá thấp nhất” và “Giá trung bình”

  • Giá cao nhất: Là mức giá khớp cao nhất từ đầu phiên đến thời điểm hiện tại.
  • Giá thấp nhất: Là mức giá khớp thấp nhất từ đầu phiên đến thời điểm hiện tại.

–> Nhờ vào cột khớp lệnh này mà nhà đầu tư có thể biết được giá cổ phiếu thay đổi thế nào trong phiên giao dịch, từ đó đưa ra giá mua bán hợp lý với biến động giá của thị trường.

Cột “Dư mua / Dư bán”

Cột Dư mua / Dư bán thể hiện khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp tại phiên khớp lệnh liên tục

Đến khi kết thúc ngày giao dịch: Cột “Dư mua / Dư bán sẽ cho biết khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong ngày giao dịch.

Cột “ĐTNN” (Đầu tư nước ngoài):

Khối lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài giao dịch trong ngày (gồm 2 cột Mua và Bán) sẽ được thể hiện ở cột này.

  • Cột “Mua”: thể hiện lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt mua.
  • Cột “Bán”: thể hiện lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt bán.

>>> Tham khảo thêm: Phương pháp đầu tư dựa vào dòng tiền trong chứng khoán

4. Cách mua bán chứng khoán

B1: Mở tài khoản chứng khoán

B2: Nạp tiền vào tài khoản

B3: Đặt lệnh “mua/bán” cổ phiếu

Đặt lệnh thường: theo các bước sau

Bước 1: Chọn mục “Đặt lệnh”

Bước 2: Chọn lệnh “Mua” / “Bán => Chọn loại lệnh “Lệnh Thường”

Bước 4: Nhập mã chứng khoán hoặc Double click chọn mã chứng khoán trên bảng giá.

Bước 5: Nhập số lượng, giá.

Bước 6: Nhấn “Mua”/ “Bán”

Sau khi Nhấn “Mua”/ “Bán”, hệ thống sẽ hiển thị thông báo lệnh đặt của Quý khách (Nhập mã OTP xác nhận)

Nhấn “Xác Nhận” để đặt lệnh. Nếu muốn hủy lệnh vừa đặt chọn nút “Hủy” để không thực hiện giao dịch.

Những kiến thức cơ bản về chứng khoán mà nhà đầu tư mới nên tìm hiểu

Tiêu chí chọn cổ phiếu tốt để đầu tư

Tổng nợ vay/tài sản ngắn hạn <1

Ý nghĩa tỷ lệ nợ thấp hơn phần vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp đang quản lý rủi ro khá tốt đối với những khoản nợ của doanh nghiệp. Năng lực tài chính đủ khỏe để có thể thanh toán các nghĩa vụ của mình bằng cách bán tài sản daonh nghiệp đang sở hữu khi cần.

5. Chỉ số thanh toán hiện hành

Chỉ số này cho biết khả năng dùng các tài sản ngắn hạn: tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của công ty đó. Chỉ số này phản ánh khả năng thanh toán nợ đáo hạn dưới 1 năm của công ty. Chỉ số càng cao chứng tỏ công ty có năng lực hoàn trả nợ tốt, ít rủi ro.

cơ bản về chứng khoán

5.1. Chỉ số P/E

Chỉ số P/E (tiếng Anh: Price to Earning Ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của một cổ phiếu (Price) và lợi nhuận ròng trên cổ phiếu đó (EPS). Hiểu đơn giản đây là giá nhà đầu tư sẵn sàng trả để mua cổ phiếu của một doanh nghiệp dựa theo lợi nhuận thu về của nó.

5.2. Chỉ số P/B

Chỉ số P/B là từ viết tắt của Price to Book Value Ratio hay còn được gọi là chỉ số P/B, hệ số P/B. Đây là chỉ số dùng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của chính cổ phiếu đó.

Nhà đầu tư khi mới tham gia vào thị trường chứng khoán nên tìm hiểu kỹ những kiến thức cơ bản thị trường chứng khoán.

Từ những kiến thức cơ bản này, nhà đầu tư có thể xây dựng cho mình những quy tắc đầu tư hợp lý. Đối với nhà đầu tư mới tham gia tị trường ngoài những kiến thức cơ bản về chứng khoán. Nhà đầu tư mới nên chọn mở tài khoản ở những công ty chứng khoán uy tín, có đội ngũ phân tích giàu kinh nghiệm nhằm hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình cập nhật tin tức thị trường và chiến lược đầu tư hợp lý.

>>> Xem ngay: Mở tài khoản chứng khoán nhanh chóng và dễ dàng chỉ với 3 phút

Ngoài ra, để hiểu cơ bản về chứng khoán nhà đầu tư mới nên chọn app giao dịch chứng khoán thông minh, nhiều tiện ích, dễ dàng đặt lệnh và theo dõi danh mục. iKIS là app đầu tư chứng khoán phù hợp với nhà đầu tư mới. App có nhiều tính năng tiện lợi, dễ dàng đặt lệnh nhanh, giao diện dễ nhìn và hệ thống có tính bảo mật cao. Nhà đầu tư có bất kỳ yêu cầu hoặc thắc mắc cần giải đáp có thể truy cập trang stockkisvn.vn hoặc liên hệ:

– Chuyên viên chăm sóc khách hàng hoặc Bộ phận dịch vụ: (028) 3914 8585

to top