Chứng quyền có bảo đảm là gì? Hướng dẫn giao dịch cho nhà đầu tư mới

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam có rất nhiều loại sản phẩm tài chính đa dạng. Nếu như cổ phiếu và trái phiếu là 2 loại sản phẩm được nhiều nhà đầu tư biết đến và giao dịch, thì chứng quyền có bảo đảm ra đời cũng nhanh chóng trở thành một trong những sản phẩm tài chính giá rẻ và dễ dàng để đầu tư. Hãy cùng KIS Việt Nam tìm hiểu về sản phẩm này nhé!

Chứng quyền có bảo đảm là gì?

Chứng quyền có bảo đảm (viết tắt là CW) là một sản phẩm “quyền chọn” do một công ty phát hành và Chứng khoán KIS Việt Nam là 1 trong số những Công ty đó. Sản phẩm này được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). “Quyền chọn” vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ với nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, chỉ cần tìm hiểu thêm một chút bạn sẽ thấy chứng quyền là một sản phẩm có lợi thế về giá và dễ dàng để đầu tư.

Chứng quyền có bảo đảm

Chứng khoán KIS Việt Nam là một trong những công ty phát hành Chứng quyền có bảo đảm

Hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có quyền chọn mua hay còn gọi là CW mua. Các thông số được sử dụng làm yếu tố định giá quyền chọn bao gồm: giá thực hiện, ngày đáo hạn, giá chứng khoán cơ bản và tỷ lệ chuyển đổi.

Nói cách khác thì Chứng quyền có bảo đảm (CW) là một loại chứng khoán phái sinh. Cho phép người nắm giữ có quyền mua hoặc bán một lượng cổ phiếu cơ sở đã được xác định trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá đã được xác định trước.

Các đặc điểm chính của chứng quyền có bảo đảm

Chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant) là một công cụ tài chính phái sinh có các đặc điểm chính như sau:

Quyền chọn: Người nắm giữ chứng quyền có thể chọn mua (call warrant) hoặc bán (put warrant) cổ phiếu cơ sở với giá thực hiện đã được xác định trước.

Giá thực hiện (strike price): Đây là mức giá mà người nắm giữ chứng quyền có thể mua hoặc bán cổ phiếu cơ sở khi chứng quyền đáo hạn.

Thời gian đáo hạn (expiry date): Đây là thời điểm mà chứng quyền hết hạn và người nắm giữ phải quyết định thực hiện quyền chọn của mình hay không.

Chứng khoán cơ sở (underlying asset): Đây là cổ phiếu mà chứng quyền có bảo đảm được phát hành dựa trên.

Tính đòn bẩy (leverage): Chứng quyền có bảo đảm thường có tính đòn bẩy cao, tức là nhà đầu tư có thể kiếm lời lớn hơn so với việc đầu tư trực tiếp vào cổ phiếu cơ sở, với đặc điểm này việc đầu tư vào chứng quyền cũng kèm theo vài rủi ro cao hơn.

Phí phát hành (premium): Đây là số tiền mà người mua phải trả để sở hữu chứng quyền. Phí này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá cổ phiếu cơ sở, giá thực hiện, thời gian đáo hạn, và biến động thị trường.

Giá thanh toán của chứng quyền có bảo đảm

Giá thanh toán chứng quyền có bảo đảm (CW) là số tiền mà nhà đầu tư nhận được (hoặc phải trả) khi thực hiện quyền mua hoặc quyền bán chứng khoán cơ sở vào thời điểm đáo hạn. Giá thanh toán được tính dựa trên sự chênh lệch giữa giá cổ phiếu cơ sở và giá thực hiện của chứng quyền tại thời điểm đáo hạn. Công thức tính giá thanh toán tùy thuộc vào loại chứng quyền:

Chứng quyền mua (Call Warrant):

  • Giá thanh toán = (Giá cổ phiếu cơ sở tại thời điểm đáo hạn – Giá thực hiện) x Tỷ lệ chuyển đổi.

Nếu giá cổ phiếu cơ sở tại thời điểm đáo hạn thấp hơn hoặc bằng giá thực hiện, chứng quyền mua sẽ không có giá trị và giá thanh toán sẽ bằng 0.

Chứng quyền bán (Put Warrant):

  • Giá thanh toán = (Giá thực hiện – Giá cổ phiếu cơ sở tại thời điểm đáo hạn) x Tỷ lệ chuyển đổi.

Nếu giá cổ phiếu cơ sở tại thời điểm đáo hạn cao hơn hoặc bằng giá thực hiện, chứng quyền bán sẽ không có giá trị và giá thanh toán sẽ bằng 0.

Lưu ý: Tỷ lệ chuyển đổi là hệ số thể hiện số lượng chứng quyền cần thiết để đổi lấy một cổ phiếu cơ sở.

Chứng quyền có bảo đảm

Giá thanh toán chứng quyền có bảo đảm là gì? 

Ví dụ cụ thể:

Giả sử bạn sở hữu một chứng quyền mua với giá thực hiện là 50.000 VND, tỷ lệ chuyển đổi là 1:1, và tại thời điểm đáo hạn giá cổ phiếu cơ sở là 60.000 VND.

Giá thanh toán chứng quyền: (60.000 – 50.000) x 1 = 10.000 VND.

Ngược lại, nếu giá cổ phiếu cơ sở chỉ là 45.000 VND thì chứng quyền này sẽ không có giá trị và giá thanh toán bằng 0.

Thêm một lưu ý liên quan đến giá thanh toán chứng quyền chính là khi doanh nghiệp có các sự kiện diễn ra như chia cổ tức thì cũng không ảnh hưởng đến giá thanh toán này. Vì chứng quyền là sản phẩm thay đổi theo đòn bẩy dựa trên sự thay đổi giá của tài sản cơ sở, do đó, việc điều chính giá do các sự kiện của doanh nghiệp là khái niệm khác với thay đổi giá trên thị trường nên có thể coi là không ảnh hưởng đến giá chứng quyền.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về các loại phí giao dịch chứng khoán phái sinh

Mua chứng quyền có bảo đảm bằng cách nào?

Để mua Chứng quyền có bảo đảm, nhà đầu tư có thể thực hiện một trong hai cách sau:

Cách 1: Mua ở thị trường sơ cấp thời điểm chứng quyền chưa niêm yết. Tổ chức phát hành sẽ bán IPO

Cách 2: Khi chứng quyền được niêm yết, khách hàng có thể đặt lệnh mua trên sàn như một mã chứng khoán thông thường.

Chứng quyền có bảo đảm

Cách thức mua Chứng quyền có bảo đảm trên ứng dụng iKIS

Sau khi mua chứng quyền có bảo đảm, nhà đầu tư có thể theo dõi giá biến động và lựa chọn bán chứng quyền trên thị trường thứ cấp để thu lợi nhuận hoặc cắt lỗ thay vì chờ đến ngày đáo hạn. Trong đó, bán CW trước ngày đáo hạn là một chiến lược đầu tư khá phổ biến.

Do càng gần đến ngày đáo hạn, thì giá của chứng quyền có thể dịch chuyển về bằng 0, lúc này bán chứng quyền trước ngày đáo hạn giúp nhà đầu tư linh hoạt hơn trong việc quản lý rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, cần có chiến lược đầu tư rõ ràng và theo dõi sát sao biến động thị trường để đưa ra quyết định hợp lý.

Tại chứng khoán KIS Việt Nam, việc mở tài khoản chứng khoán và giao dịch chứng quyền có bảo đảm giống cách giao dịch chứng khoán phái sinh với các bước sau:

  • Bước 1: Tải xuống và cài đặt ứng dụng iKIS trên thiết bị di động.
  • Bước 2: Xác thực CMND/CCCD và nhận diện khuôn mặt theo hướng dẫn.
  • Bước 3: Điền đẩy đủ thông tin cá nhân.
  • Bước 4: Đăng ký dịch vụ và tài khoản.
  • Bước 5: Ký hợp đồng điện tử và xác nhận OTP.

Sau khi hoàn thiện các bước trên, nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch mua bán các sản phẩm chứng khoán, trong đó có chứng quyền.

Chứng quyền có bảo đảm là một công cụ tài chính phức tạp nhưng đầy tiềm năng, mang lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư muốn tìm kiếm lợi nhuận từ sự biến động của thị trường tài sản cơ sở. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần hiểu rõ các đặc điểm và rủi ro liên quan trước khi tham gia đầu tư. Truy cập thêm vào stockkisvn.vn để tìm hiểu và bắt đầu tạo tài khoản đầu tư ngay hôm nay nhé!

to top