Những điều nhà đầu tư cần biết về các mã chứng khoán ngành thép

Ngành thép là một trong những ngành trọng điểm của kinh tế Việt Nam và đang được đánh giá là có triển vọng tốt trong tương lai. Với vai trò là ngành công nghiệp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia, ngành thép đã trở thành một trong những ngành công nghiệp thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng KIS Việt Nam tìm hiểu về các mã chứng khoán ngành thép để đưa ra quyết định có nên đầu tư vào ngành này không nhé!

1. Tổng quan về các mã chứng khoán ngành thép

Các mã chứng khoán ngành thép hay cổ phiếu thép là tập hợp nhóm các mã cổ phiếu có liên quan tới ngành thép. Các công ty này sản xuất, kinh doanh thép trên thị trường Việt Nam.

Chứng khoán ngành thép

Đặc trưng của cổ phiếu ngành thép:

  • Chịu ảnh hưởng lớn từ giá nguyên liệu: Ngành thép cần nhiều nguyên liệu để sản xuất, đặc biệt là quặng sắt và than cốc. Giá các nguyên liệu này thường biến động mạnh và có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty thép.
  • Có tính chu kỳ: Ngành thép thường có tính chu kỳ, với các đợt tăng giá và giảm giá kéo dài từ vài năm đến vài thập kỷ. Việc sản xuất thép đòi hỏi đầu tư lớn và chu kỳ sản xuất cũng dài hạn, nên các công ty thép cần phải có chiến lược quản lý rủi ro tốt để đối phó với biến động của thị trường.
  • Cạnh tranh khốc liệt: Ngành thép là một ngành có cạnh tranh cao và khốc liệt. Điều này đòi hỏi các công ty thép phải có chiến lược kinh doanh tốt để cạnh tranh với các đối thủ trong nước và quốc tế.
  • Được hưởng lợi từ sự phát triển của kinh tế: Các công ty thép thường được hưởng lợi từ sự phát triển của kinh tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực xây dựng, hạ tầng và sản xuất ô tô. Nhu cầu sử dụng thép tăng cao trong các lĩnh vực này sẽ giúp các công ty thép có cơ hội tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
  • Có tiềm năng phát triển lớn: Ngành thép tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, với nhu cầu sử dụng thép tăng cao và các dự án lớn trong các lĩnh vực xây dựng, hạ tầng và sản xuất.

>>> Tham khảo thêm: TOP 5 mã chứng khoán ngành dầu khí đáng mong đợi năm 2023

2. Ba mã chứng khoán ngành thép nổi bật 

Trong nửa cuối năm 2022, các doanh nghiệp thép đã trải qua khoảng thời gian khó khăn dẫn đến sự sụt giảm về doanh thu. Tuy nhiên, những tín hiệu tích cực của quý đầu năm 2023 phần nào cho thấy ngành thép có dấu hiệu phục hồi. Để có cái nhìn chi tiết hơn, hãy cùng điểm qua một số mã chứng khoán ngành thép tiêu biểu dưới đây nhé.

2.1. HPG

Tập đoàn Hòa Phát được thành lâp năm 1992, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành sản xuất thép tại Việt Nam. Hiện tại, HPG đang sở hữu 2 nhà máy sản xuất thép lớn, tại khu công nghiệp Kinh Môn, Hải Dương và Dung Quất, Quảng Ngãi. HPG cũng đã mở rộng hoạt động của mình sang các lĩnh vực khác như sản xuất tôn, ống thép, xi măng, bê tông và kinh doanh bất động sản.

Chứng khoán ngành thép

Công ty đang đầu tư mạnh vào các dự án mới, bao gồm cả dự án mở rộng nhà máy sản xuất thép tại Dung Quất với tổng mức đầu tư lên tới 3 tỷ USD. Khi hoạt động đưa vào vận hành, dự án này sẽ giúp HPG tăng khả năng sản xuất lên 5 triệu tấn thép mỗi năm, nâng tổng sản lượng thép của công ty lên 21 triệu tấn mỗi năm.

Ngoài ra, HPG cũng đang tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các thị trường mới, đặc biệt là thị trường châu Âu và Mỹ. Công ty đã ký kết các thỏa thuận xuất khẩu thép sang châu Âu và Mỹ, đồng thời đang tiếp tục thương lượng để đưa các dòng sản phẩm khác của mình vào các thị trường này.

Quý 1 năm 2023, HPG công bố doanh thu đạt 26.865 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 383 tỷ đồng, tuy rằng đã giảm rất nhiều so với cùng kỳ năm trước, nhưng so với cùng kỳ quý trước lỗ cả ngàn tỷ đồng thì đây là một kết quả khả quan.

Cổ phiếu HPG được niêm yết trên HOSE vào năm 2007, hiện là mã cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất trong các mã chứng khoán ngành thép trên thị trường.

  • Khối lượng khớp lệnh trung bình 10 phiên: 11,701,570
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 5,814,785,700
  • Vốn hóa thị trường: 122,401 tỷ đồng

2.2. HSG

Mã cổ phiếu HSG là mã của Tập đoàn Hoa Sen được thành lập vào năm 2001, là một trong những tập đoàn sản xuất thép hàng đầu tại Việt Nam. Trải qua 17 năm hình thành và phát triển, từ một công ty cổ phần tư nhân nhỏ với số vốn điều lệ ban đầu 30 tỷ đồng, Tập đoàn Hoa Sen đã vươn lên trở thành doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tôn, thép số 1 Việt Nam và là nhà xuất khẩu tôn, thép hàng đầu khu vực Đông Nam Á với vốn điều lệ 5,980 tỷ đồng. Tập đoàn Hoa Sen hiện sở hữu 11 nhà máy lớn và hệ thống hơn 400 chi nhánh phân phối – bán lẻ trải dài trên khắp cả nước, sản phẩm của Tập đoàn Hoa Sen xuất khẩu đến 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Chứng khoán ngành thép

Tập đoàn Hoa Sen hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thép, bao gồm cả thép tấm, thép cuộn, ống thép, vật liệu xây dựng và các sản phẩm gia công từ thép. Công ty này có trụ sở chính tại Tp. Hồ Chí Minh và được biết đến như một trong những nhà sản xuất thép hàng đầu tại Việt Nam.

Cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen đã trải qua nhiều biến động trong quá khứ, nhưng đồng thời cũng có tiềm năng phát triển do tập đoàn này tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh.

HSG hiện đang được nhiêm yết trên sàn HOSE:

  • Khối lượng khớp lệnh trung bình 10 phiên: 7,562,650
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 598,126,786
  • Vốn hóa thị trường 8,942 tỷ đồng

2.3. NKG

Công ty Thép Nam Kim (NKG) được thành lập năm 2002 – là một trong những công ty thép dẫn đầu về sản lượng và chất lượng sản phẩm tại Việt Nam. Năm 2022, Nam Kim đã hoàn tất mở rộng sản xuất và đưa vào hoạt động nhà máy Tôn Nam Kim Phú Mỹ với công suất sản xuất dự kiến lên tới 1.2 triệu tấn thép một năm, tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng. NKG hiện có 3 nhà máy với tổng công suất thiết kế 1 triệu tấn/năm, chuyên sản xuất tôn lạnh, tôn lạnh màu, tôn kẽm, ống thép. Nếu hoàn thành thêm nhà máy mới, công suất toàn hệ thống sẽ gấp 2,2 lần lên 2,2 triệu tấn/năm.

Chứng khoán ngành thép

Năm nay, NKG sẽ đưa vào vận hành kho hàng tập trung cho thị trường nội địa và nhà máy ống thép hàn trên diện tích 5 ha tại Bình Dương.

Song song đó, Công ty tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm mới hướng đến phân khúc chất lượng cao. Ngoài ra còn đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, tập trung thị trường châu Âu, Bắc Mỹ và Australia.

Cổ phiếu NKG được giao dịch trên sàn HOSE lần đầu tiên vào ngày 14/1/2011.

  • Khối lượng khớp lệnh trung bình 10 phiên: 4,362,670
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 263,277,806
  • Vốn hóa thị trường: 3,712 tỷ đồng

>>> Click ngay: Mở tài khoản chứng khoán nhanh chóng chỉ với 3 phút

Hòa Phát, Hoa Sen và Nam Kim luôn là 3 doanh nghiệp dẫn đầu, với quy mô, doanh thu và thị phần cao nhất toàn ngành. Hy vọng với bài viết trên, nhà đầu tư đã phần nào hiểu hơn về các mã chứng khoán ngành thép và có lựa chọn đầu tư phù hợp cho riêng mình. Ngoài ra, để khám phá thêm các bài viết bổ ích khác nhà đầu tư có thể tham khảo thêm tại website stockkisvn.vn.

Ghi chú: Các số liệu về giao dịch được lấy từ nguồn CafeF (Tháng 4/2023)

to top