Cách tính biên lợi nhuận gộp và chiến lược cải thiện trong doanh nghiệp

Biên lợi nhuận gộp là một trong những chỉ số tài chính quan trọng, phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số này giúp nhà quản lý xác định được khả năng tạo ra lợi nhuận từ doanh thu sau khi đã trừ chi phí trực tiếp. Hiểu rõ khái niệm, cách tính biên lợi nhuận gộp và chiến lược cải thiện sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, tăng cường năng lực cạnh tranh và nâng cao hiệu suất sinh lời.

Biên lợi nhuận gộp là gì?

Biên lợi nhuận gộp là chỉ số thể hiện tỷ lệ lợi nhuận gộp thu được trên tổng doanh thu thuần. Chỉ số này cho biết doanh nghiệp thu được bao nhiêu lợi nhuận từ mỗi đồng doanh thu sau khi đã trừ đi giá vốn hàng bán. Đây là một trong những chỉ số cốt lõi đánh giá hiệu quả sản xuất – kinh doanh, đặc biệt là trong việc quản lý giá vốn đầu vào.

Khi biên lợi nhuận gộp cao, cho thấy doanh nghiệp đang có cơ cấu chi phí hợp lý và chiến lược định giá sản phẩm hiệu quả. Ngược lại, nếu biên lợi nhuận gộp thấp hoặc sụt giảm, doanh nghiệp cần xem xét lại hoạt động sản xuất, chuỗi cung ứng, hoặc chính sách giá để điều chỉnh. Do đó, không chỉ cần biết được cách tính biên lợi nhuận gộp, mà cần có chiến lược quản trị và cải thiện chỉ số này.

Phân biệt các thuật ngữ quan trọng

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, việc hiểu đúng và phân biệt rõ các thuật ngữ như lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng là điều bắt buộc. Mỗi khái niệm phản ánh một khía cạnh khác nhau trong hiệu quả hoạt động, từ khâu sản xuất đến vận hành tổng thể.

Lợi nhuận gộp (Gross Profit)

Lợi nhuận gộp là phần doanh thu còn lại sau khi doanh nghiệp đã chi trả cho giá vốn hàng bán – bao gồm chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp và các chi phí sản xuất liên quan. Đây là chỉ số phản ánh khả năng tạo ra giá trị gia tăng từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Nếu lợi nhuận gộp dương và có xu hướng tăng trưởng qua các kỳ, doanh nghiệp đang vận hành hiệu quả. Ngược lại, lợi nhuận gộp âm là dấu hiệu cảnh báo về sự thiếu hiệu quả trong sản xuất hoặc định giá.

cách tính biên lợi nhuận gộpBiên lợi nhuận gộp là khái niệm phổ biến trong phân tích BCTC

Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)

Biên lợi nhuận gộp có nghĩa là là tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận gộp so với doanh thu thuần. Nó cho biết với mỗi đồng doanh thu, doanh nghiệp giữ lại được bao nhiêu phần trăm dưới dạng lợi nhuận gộp. Cách tính biên lợi nhuận gộp khá đơn giản, nhưng lại mang ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ số này được dùng rộng rãi để so sánh hiệu quả giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành hoặc giữa các kỳ hoạt động của một doanh nghiệp. Biên lợi nhuận gộp cao không chỉ thể hiện hiệu quả kinh doanh mà còn cho thấy năng lực thương hiệu, sức mạnh đàm phán và khả năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp.

Lợi nhuận ròng (Net Profit)

Nếu lợi nhuận gộp phản ánh hiệu quả vận hành, thì lợi nhuận ròng mới là thước đo cuối cùng cho sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Lợi nhuận ròng là phần thu nhập còn lại sau khi doanh nghiệp đã trừ toàn bộ chi phí – bao gồm cả giá vốn, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là chỉ số quan trọng nhất phản ánh kết quả kinh doanh sau cùng. Lợi nhuận ròng thấp dù biên lợi nhuận gộp cao có thể cho thấy doanh nghiệp đang gánh nặng về chi phí hoạt động, lãi vay hoặc thuế.

>>> Xem thêm: Lãi ròng và lãi gộp: Sự khác biệt và vai trò trong tài chính doanh nghiệp

Cách tính biên lợi nhuận gộp

Để hiểu rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần nắm vững cách tính gross profit (lợi nhuận gộp) và cách tính gross profit margin (biên lợi nhuận gộp). Đây là những công thức tài chính cơ bản nhưng vô cùng thiết yếu để đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và sản xuất.

Cách tính lợi nhuận gộp (Gross Profit)

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán (COGS)

Công ty A trong tháng 4 có các số liệu sau:

Doanh thu thuần: 1.200.000.000 VNĐ

Giá vốn hàng bán (COGS): 800.000.000 VNĐ

Áp dụng công thức:

Lợi nhuận gộp = 1.200.000.000 – 800.000.000 = 400.000.000 VNĐ

Như vậy, trong tháng 4, Công ty A đạt được 400 triệu đồng lợi nhuận gộp. Tức là sau khi trừ hết chi phí sản xuất hàng hóa/dịch vụ, doanh nghiệp giữ lại được 400 triệu để trang trải chi phí vận hành, lãi vay, thuế và tạo ra lợi nhuận ròng. Sau khi đã xác định được lợi nhuận gộp, doanh nghiệp sẽ tiếp tục phân tích biên lợi nhuận để biết được tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trên mỗi đồng doanh thu.

cách tính biên lợi nhuận gộpLợi nhuận gộp được tính bằng cách lấy doanh thu trừ giá vốn

Cách tính biên lợi nhuận gộp (gross profit margin)

Biên lợi nhuận gộp (%) = (Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần) × 100

Giả sử doanh nghiệp có doanh thu thuần trong kỳ là 5 tỷ đồng, và giá vốn hàng bán là 3 tỷ đồng. Khi đó:

– Lợi nhuận gộp (Gross Profit) = 5 tỷ – 3 tỷ = 2 tỷ đồng

– Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) = (2 / 5) × 100 = 40%

Kết quả từ cách tính biên lợi nhuận gộp trên cho thấy, với mỗi một đồng doanh thu tạo ra, doanh nghiệp giữ lại được 40% dưới dạng lợi nhuận trước khi trừ các chi phí hoạt động khác. Đây là một minh chứng rõ ràng cho thấy việc nắm vững cách tính gross profit margin sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi và cải thiện hiệu quả kinh doanh theo thời gian.

>>> Xem ngay: Khám phá ý nghĩa và cách tính chỉ số vòng quay hàng tồn kho

Cách tối ưu biên lợi nhuận gộp trong doanh nghiệp

Biên lợi nhuận gộp không chỉ là chỉ số tài chính đơn thuần mà còn là thước đo hiệu quả của toàn bộ chuỗi giá trị doanh nghiệp – từ sản xuất, vận hành đến chiến lược bán hàng. Do đó, hiểu được cách tính biên lợi nhuận gộp sẽ giúp doanh nghiệp xác định được các mắt xích cần tối ưu trong chuỗi giá trị. Việc cải thiện chỉ số này đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa kiểm soát chi phí, tăng giá trị đầu ra và ứng dụng công nghệ một cách thông minh. Dưới đây là những chiến lược trọng yếu giúp doanh nghiệp nâng cao biên lợi nhuận gộp một cách bền vững.

cách tính biên lợi nhuận gộpCó nhiều phương pháp tối ưu biên lợi nhuận gộp trong doanh nghiệp

Kiểm soát giá vốn hàng bán (COGS)

Giá vốn hàng bán là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cách tính biên lợi nhuận gộp. Việc kiểm soát tốt COGS sẽ giúp giữ lại nhiều giá trị hơn từ doanh thu. Doanh nghiệp có thể cải thiện COGS thông qua tối ưu quy trình sản xuất, đàm phán với nhà cung cấp để có chi phí nguyên vật liệu thấp hơn, hoặc áp dụng phương pháp quản lý kho hiệu quả để giảm hao hụt. Ngoài ra, đầu tư vào công nghệ, tự động hóa và cải tiến quy trình cũng giúp giảm chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm.

Chiến lược tăng doanh thu và tối ưu chi phí

Một cách gián tiếp nhưng hiệu quả để cải thiện biên lợi nhuận gộp là tăng doanh thu mà không làm tăng tương ứng chi phí sản xuất. Chiến lược này đặc biệt hữu ích trong việc nâng cao biên lợi nhuận gộp, bởi theo công thức tính (Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán), nếu giá vốn giữ nguyên hoặc chỉ tăng nhẹ trong khi doanh thu tăng mạnh, phần lợi nhuận giữ lại từ mỗi đồng doanh thu sẽ lớn hơn.

Để đạt được điều đó, doanh nghiệp cần triển khai các chiến lược định giá thông minh, tập trung vào các sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao, phát triển gói sản phẩm/dịch vụ có giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, việc tận dụng hiệu quả upsell (bán gia tăng) và cross-sell (bán chéo) sẽ giúp gia tăng giá trị đơn hàng trung bình mà không phát sinh đáng kể chi phí sản xuất. Đồng thời, tối ưu hoạt động vận hành và cắt giảm các khoản marketing không hiệu quả cũng là cách giữ vững hoặc nâng cao tỷ lệ lợi nhuận gộp một cách bền vững.

cách tính biên lợi nhuận gộpTăng doanh thu và tối ưu chi phí là một trong những cách tối ưu biên lợi nhuận gộp

Áp dụng công nghệ để cải thiện biên lợi nhuận

Công nghệ là công cụ đắc lực để cải thiện biên lợi nhuận gộp, đặc biệt khi xem xét theo cách tính biên lợi nhuận gộp. Khi doanh nghiệp áp dụng phần mềm ERP, hệ thống quản trị kho hay công nghệ AI, có thể kiểm soát giá vốn tốt hơn, giảm hao phí và nâng cao hiệu suất hoạt động. Từ đó làm giảm chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị hàng hóa, đồng nghĩa với việc nâng cao phần lợi nhuận giữ lại từ mỗi đồng doanh thu. Ngoài ra, bán hàng đa kênh và xem xét các nền tảng thương mại điện tử giúp mở rộng doanh thu mà không cần đầu tư thêm nhiều chi phí cố định, tạo điều kiện lý tưởng để cải thiện chỉ số này.

Lưu ý khi đánh giá và cải thiện biên lợi nhuận gộp

Hiểu rõ cách tính biên lợi nhuận gộp là điều cần thiết khi so sánh giữa các doanh nghiệp. Tùy từng ngành, biên lợi nhuận gộp sẽ có mức “chuẩn” riêng. Ví dụ, ngành thực phẩm – vốn có COGS cao – sẽ có tỷ lệ thấp hơn so với các ngành công nghệ hoặc tài chính. Vì vậy, doanh nghiệp nên đánh giá biên lợi nhuận gộp trong bối cảnh ngành nghề cụ thể và theo dõi biến động qua nhiều kỳ để kịp thời đưa ra điều chỉnh. Đồng thời, việc nâng cao tỷ lệ này cần song hành với đảm bảo chất lượng sản phẩm, tránh trường hợp chỉ số tăng nhưng làm tổn hại đến thương hiệu và lòng tin khách hàng.

Tổng kết lại, biên lợi nhuận gộp là chỉ số tài chính quan trọng, đóng vai trò như chiếc la bàn định hướng cho hoạt động vận hành và chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Nắm rõ cách tính biên lợi nhuận gộp và các chiến lược cải thiện biên lợi nhuận gộp sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc gia tăng hiệu quả kinh doanh trong dài hạn. Nếu cần tư vấn, Nhà đầu tư liên hệ KIS Việt Nam qua Hotline (028) 3914 8585 hoặc tìm hiểu các kiến thức về tài chính và chứng khoán tại stockkisvn.vn.

to top