Báo cáo tài chính Vingroup (VIC): Bức tranh lợi nhuận và đòn bẩy tăng trưởng

Báo cáo tài chính Vingroup(VIC) năm 2024 cho thấy doanh nghiệp đang duy trì đà tăng trưởng ổn định trong bối cảnh mở rộng mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực cốt lõi. Lợi nhuận cải thiện, dòng tiền đầu tư dồi dào và sự hậu thuẫn tài chính nội bộ là những yếu tố then chốt giúp VIC giữ vững vị thế. Cùng phân tích sâu hơn để thấy rõ bức tranh tài chính và chiến lược đòn bẩy đang tạo nền tảng cho bước phát triển tiếp theo của tập đoàn.

Giới thiệu tổng quan về Vingroup

Vingroup là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam, hoạt động đa ngành trong các lĩnh vực bất động sản, công nghiệp, công nghệ và dịch vụ. Tập đoàn sở hữu nhiều thương hiệu uy tín như Vinhomes (bất động sản nhà ở), VinFast (ô tô điện), Vinpearl (du lịch nghỉ dưỡng) và Vincom Retail (bán lẻ), qua đó hình thành nên một hệ sinh thái đa dạng, tích hợp và phát triển toàn diện.

Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom, được thành lập vào năm 1993 tại Ukraina, khởi đầu trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm. Bước ngoặt lớn diễn ra vào đầu những năm 2000 khi Technocom chuyển hướng đầu tư về Việt Nam, đặt nền móng trong lĩnh vực bất động sản và du lịch với hai thương hiệu chiến lược là Vincom và Vinpearl.

Đến tháng 1 năm 2012, sự sáp nhập giữa Công ty CP Vincom và Công ty CP Vinpearl đánh dấu cột mốc quan trọng, khi Tập đoàn chính thức hoạt động dưới tên gọi Tập đoàn Vingroup – Công ty Cổ phần.

Năm 2024, Vingroup tiếp tục ghi nhận những dấu ấn mạnh mẽ với các kết quả kinh doanh ấn tượng, đồng thời đẩy mạnh chiến lược vươn ra toàn cầu. Đặc biệt là trong lĩnh vực xe điện, khẳng định vị thế dẫn đầu trên thị trường trong nước và khu vực.

báo cáo tài chính VingroupVingroup là một tập đoàn kinh tế tư nhân lớn tại Việt Nam

Tổng quan báo cáo tài chính Vingroup năm 2024

Năm 2024, Vingroup ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể về doanh thu và lợi nhuận sau thuế, bất chấp áp lực chi phí và vốn lưu động âm sâu kỷ lục. Cùng phân tích chi tiết báo cáo tài chính Vingroup để có những đánh giá sâu hơn về mã cổ phiếu VIC của Tập đoàn hàng đầu Việt Nam này.

Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế

Năm Doanh thu (tỷ đồng) Lợi nhuận (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng doanh thu Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
2021 125,687.87 -7,558.16
2022 101,793.58 2,044.34 -19% 127.06%
2023 161,427.57 2,056.06 58.6% 0.57%
2024 189,068.04 5,276.06 17.1% 156.7%

Căn cứ theo báo cáo tài chính Vingroup, kết quả kinh doanh năm 2024, Vingroup ghi nhận doanh thu thuần đạt 189.068 tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2023. Lợi nhuận sau thuế đạt 5.276 tỷ đồng, tăng mạnh 156,6% và vượt 17% so với kế hoạch đề ra, mặc dù doanh thu chỉ hoàn thành 95% mục tiêu năm.

Tại Đại hội cổ đông vừa diễn ra vào sáng 24/04/2025, Vingroup đặt mục tiêu doanh thu thuần năm 2025 đạt khoảng 300.000 tỷ đồng, tăng 56% so với năm 2024, trong khi lợi nhuận sau thuế kỳ vọng đạt 10.000 tỷ đồng, tăng gần 90%. Chủ tịch Phạm Nhật Vượng nhấn mạnh rằng đây là kế hoạch đầy tham vọng nhưng hoàn toàn khả thi, với quyết tâm không chỉ hoàn thành mà còn vượt chỉ tiêu đề ra. Động lực tăng trưởng chính đến từ sự phục hồi của thị trường bất động sản và đặc biệt là VinFast, với kế hoạch bán 200.000 xe điện tại thị trường Việt Nam, hứa hẹn tạo đột phá về doanh số trong năm 2025.

Chi phí hoạt động

Trong năm 2024, chi phí hoạt động của Vingroup đã có sự gia tăng mạnh mẽ, phản ánh sự mở rộng quy mô và các hoạt động kinh doanh của Tập đoàn. Chi phí bán hàng theo báo cáo tài chính Vingroup đã tăng gần 50% so với năm 2023, đạt hơn 18.681 tỷ đồng, cho thấy sự gia tăng trong các chiến lược marketing, quảng bá sản phẩm, và mở rộng mạng lưới phân phối của các mảng kinh doanh như VinFast và Vincom. So với năm 2020, chi phí bán hàng đã tăng gấp 2,5 lần, chứng tỏ Vingroup đang đẩy mạnh chiến lược phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2024 đạt 15.148 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước. Dù đã giảm trong giai đoạn 2021-2023, chi phí này lại có sự tăng trưởng trở lại vào năm 2024, chủ yếu do nhu cầu điều chỉnh nhân sự và mở rộng các dự án lớn của Vingroup. Những khoản chi phí này liên quan đến việc điều hành và quản lý các dự án phát triển quy mô lớn của tập đoàn, bao gồm cả bất động sản, giáo dục, và công nghệ.

Chi phí tài chính theo báo cáo tài chính Vingroup trong năm 2024 cũng ghi nhận sự gia tăng đáng kể, đạt 31.208 tỷ đồng, tăng 34% so với năm trước. Lý do chính cho sự tăng trưởng này là do chi phí lãi vay liên quan đến các khoản vay ngân hàng và phát hành trái phiếu để tài trợ cho các dự án mở rộng. So với năm 2020, chi phí tài chính đã tăng gấp 2,4 lần, điều này cho thấy Vingroup đang phải gánh chịu áp lực lớn từ việc sử dụng nguồn vốn vay để phát triển các dự án lớn.

>>> Xem thêm: Tiềm năng cổ phiếu VIC: Đánh giá và triển vọng đầu tư

Các khoản mục đặc biệt

Năm 2024, VinFast đã bàn giao gần 88.000 xe, trở thành thương hiệu ô tô bán chạy số 1 tại thị trường Việt Nam. Hai mẫu xe VF5 và VF3 là hai mẫu xe bán chạy nhất, đồng thời là hai mẫu xe bán chạy nhất thị trường nội địa năm 2024. ​

Bước sang năm 2025, VinFast đặt ra mục tiêu đầy tham vọng khi dự kiến tăng gấp đôi sản lượng bàn giao so với năm 2024. Riêng tại thị trường Việt Nam, VinFast hướng đến việc bán ra hơn 200.000 xe, tương ứng với khoảng 40% thị phần xe điện nội địa. Theo chia sẻ từ Chủ tịch Phạm Nhật Vượng, mức sản lượng này sẽ là ngưỡng để VinFast đạt điểm hòa vốn tại thị trường trong nước, một cột mốc quan trọng trong chiến lược phát triển dài hạn.

báo cáo tài chính VingroupĐại hội đồng cổ đồng thường niên năm 2025 của Vingroup

Bên cạnh đó, VinFast cũng sẽ triển khai bàn giao dòng xe chuyên dụng phục vụ dịch vụ vận tải hành khách và taxi điện Green, nhằm đón đầu xu hướng chuyển dịch xanh trong lĩnh vực giao thông và khai thác tối đa tiềm năng của thị trường xe dịch vụ.

Phân tích bảng cân đối kế toán

Tình hình tài chính của Vingroup năm 2024 đã phản ánh sự mở rộng mạnh mẽ về quy mô tài sản và đòn bẩy tài chính. Những biến động lớn trong tổng tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, vốn lưu động trong báo cáo tài chính Vingroup cho thấy chiến lược đầu tư quy mô lớn và định hướng tăng trưởng dài hạn của Tập đoàn.

Tổng tài sản – Vốn chủ sở hữu & Nợ phải trả

Theo báo cáo tài chính Vingroup, tính đến cuối năm 2024, tổng tài sản hợp nhất của Vingroup đạt 839.216 tỷ đồng, tăng thêm 172.000 tỷ đồng, tương đương 25,7% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào việc đẩy mạnh đầu tư vào các dự án bất động sản quy mô lớn – nổi bật là đại dự án Vinhomes Royal Island, cùng với sự tăng tốc vượt bậc từ mảng xe điện VinFast.

Về cơ cấu tài chính, vốn chủ sở hữu tăng nhẹ từ 148.221,7 tỷ đồng (2023) lên 153.834,5 tỷ đồng (2024), trong khi tổng nợ phải trả tăng mạnh từ 519.434,1 tỷ đồng lên 682.769,4 tỷ đồng. Hệ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) năm 2024 đạt 4,47 lần, cho thấy Vingroup đang sử dụng đòn bẩy tài chính lớn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư và mở rộng. Dù tỷ lệ nợ ở mức cao, nhưng cơ cấu vốn vẫn trong tầm kiểm soát, phản ánh năng lực quản trị rủi ro và chiến lược tài chính được cân nhắc kỹ lưỡng nhằm đảm bảo tăng trưởng dài hạn và khả năng thanh toán.

Vốn lưu động

Năm Tài sản ngắn hạn (tỷ đồng) Nợ ngắn hạn (tỷ đồng) Vốn lưu động (tỷ đồng)
2020 166.014 169.223 -3.209
2021 161.374 146.445 +14.929
2022 283.117 298.412 -15.295
2023 343.536 401.298 -57.762
2024 396.480 505.292 -108.812

Vốn lưu động theo báo cáo tài chính Vingroup từ 2020 – 2024 

Từ năm 2020 đến 2024, báo cáo tài chính Vingroup đã cho thấy doanh nghiệp trải qua sự biến động lớn trong vốn lưu động, phản ánh rõ sự thay đổi trong cơ cấu tài chính và chiến lược kinh doanh của công ty. Cụ thể, năm 2020, Vingroup ghi nhận vốn lưu động -3.209 tỷ đồng, thể hiện công ty gặp khó khăn trong việc duy trì nguồn vốn ngắn hạn đủ để hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đến năm 2021, công ty đã cải thiện tình hình với vốn lưu động dương 14.929 tỷ đồng, nhờ vào sự cải thiện trong việc kiểm soát nợ ngắn hạn và gia tăng tài sản ngắn hạn.

Tuy nhiên, trong các năm tiếp theo, tình hình lại chuyển biến tiêu cực. Năm 2022, báo cáo tài chính Vingroup cho thấy vốn lưu động giảm xuống -15.295 tỷ đồng, tiếp tục xu hướng âm, chủ yếu do sự gia tăng mạnh mẽ của nợ ngắn hạn, vượt quá mức tăng tài sản ngắn hạn. Vấn đề này trở nên rõ rệt hơn trong năm 2023 và 2024, khi vốn lưu động tiếp tục giảm mạnh, lần lượt đạt -57.762 tỷ đồng và -108.812 tỷ đồng, có thể thấy Vingroup đang phải đối mặt với áp lực lớn từ việc tài trợ các dự án đầu tư và mở rộng quy mô.

Nhìn chung, mặc dù tài sản ngắn hạn của Vingroup tăng trưởng ổn định qua các năm, nhưng sự gia tăng mạnh mẽ của nợ ngắn hạn đã kéo vốn lưu động xuống mức âm, phản ánh sự phụ thuộc lớn vào nợ ngắn hạn để duy trì hoạt động. Đây là một yếu tố cần được xem xét trong chiến lược tài chính của Vingroup trong tương lai để cải thiện khả năng thanh khoản và giảm thiểu rủi ro tài chính.

báo cáo tài chính VingroupHệ sinh thái của Vingroup được tóm gọn trong 1 bức hình

Hiệu quả hoạt động và chiến lược tài chính

Các chỉ số tài chính năm 2024 qua báo cáo tài chính Vingroup đã cho thấy Tập đoàn có bước tiến đáng kể về hiệu quả vận hành và khả năng sinh lời.

ROA, ROE, biên lợi nhuận gộp – ròng

Năm 2024, từ báo cáo tài chính Vingroup chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động của Tập đoàn đã cải thiện rõ rệt. Chỉ số ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tài sản) đạt 1,58%, tăng mạnh so với mức 0,35% của năm 2023, phản ánh khả năng sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận đã được nâng cao. Trong khi đó, ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) tăng lên 7,88%, gần gấp năm lần mức 1,52% của năm trước, cho thấy khả năng sinh lời trên phần vốn góp của cổ đông được cải thiện đáng kể.

Bên cạnh đó, biên lợi nhuận gộp của tập đoàn ở mức 14,63%, phản ánh hiệu quả trong quản lý giá vốn hàng bán so với doanh thu. Biên lợi nhuận ròng đạt 6,11%, cho thấy Vingroup đã kiểm soát tốt các chi phí vận hành và tài chính, giúp giữ lại một phần lợi nhuận đáng kể sau khi trừ mọi chi phí.

Sự gia tăng đồng thời ở cả ROA, ROE và các biên lợi nhuận từ báo cáo tài chính Vingroup phản ánh một năm kinh doanh hiệu quả, với lợi nhuận tăng trưởng bền vững và chất lượng lợi nhuận được cải thiện rõ rệt.

Chiến lược mở rộng

Vingroup tiếp tục đẩy mạnh chiến lược mở rộng toàn cầu, đặc biệt với mảng công nghiệp ô tô điện VinFast. Trong năm 2024, VinFast đã hoàn thiện mô hình phân phối tại các thị trường trong nước và quốc tế, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại Bắc Mỹ, châu Âu và chính thức ra mắt tại các thị trường tiềm năng tại châu Á như Philippines, Indonesia và Trung Đông.

Bên cạnh đó, tại Đại hội đồng cổ đông diễn ra sáng 24/04/2025, Chủ tịch Phạm Nhật Vượng hé lộ định hướng mở rộng Vingroup thành một tập đoàn đa trụ cột, bổ sung thêm hai lĩnh vực chiến lược mới là hạ tầng và năng lượng bên cạnh ba trụ cột hiện hữu (công nghiệp – công nghệ, thương mại dịch vụ, thiện nguyện xã hội).

Về hạ tầng, Tập đoàn đã đăng ký đầu tư các dự án đường sắt đô thị tốc độ cao như tuyến TP.HCM – Cần Giờ (vốn đề xuất hơn 102.000 tỷ đồng), tuyến Hà Nội – Quảng Ninh, đồng thời nghiên cứu đầu tư hệ thống cảng biển chiến lược. Đây là những hoạt động góp phần làm tăng doanh thu trên báo cáo tài chính Vingroup.

báo cáo tài chính VingroupVinfast liên tục cải tiến và cho ra mắt dòng sản phẩm mới

Về năng lượng, Vingroup đặt mục tiêu phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo, với quy mô 25,5 GW vào năm 2030 và 52,5 GW vào năm 2035. Mục tiêu nhằm bảo đảm điện xanh cho hệ sinh thái xe điện, hỗ trợ an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng định hướng phát triển bền vững do Nhà nước kêu gọi.

Chiến lược huy động vốn cho các dự án hạ tầng và năng lượng quy mô hàng tỷ USD được triển khai thận trọng theo nguyên tắc “an toàn là trên hết”, kết hợp vốn tự có, vốn vay, hợp tác đối tác và tận dụng nguồn tài trợ từ EPC. Chủ tịch Phạm Nhật Vượng nhấn mạnh tinh thần linh hoạt tài chính, sẵn sàng “bán buôn sớm” các dự án để cân đối dòng tiền.

Ngoài ra, các lĩnh vực như giáo dục (Vinschool, VinUni) và y tế (Vinmec) tiếp tục được đầu tư mở rộng về quy mô và nâng cao chất lượng, góp phần hoàn thiện hệ sinh thái Vingroup hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và toàn diện.

Kế hoạch hợp tác đầu tư và chia cổ tức

Vingroup tiếp tục duy trì chiến lược tài chính linh hoạt, bao gồm việc phát hành trái phiếu và hợp tác với các đối tác quốc tế để huy động vốn cho các dự án lớn. Việc hợp tác với các đối tác như Samty (Nhật Bản) trong dự án Vinhomes Grand Park là một ví dụ điển hình cho chiến lược mở rộng và hợp tác toàn cầu của Tập đoàn.

Về chính sách cổ tức, theo báo cáo tài chính Vingroup, với lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đạt 44.468 tỷ đồng tính đến cuối năm 2024, Hội đồng Quản trị đã đề xuất và được Đại hội cổ đông thông qua việc trích 5 tỷ đồng vào Quỹ dự trữ, còn lại giữ lại toàn bộ để tái đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Như vậy, Vingroup sẽ không chia cổ tức trong năm 2025, đánh dấu năm thứ tư liên tiếp Tập đoàn không thực hiện chia cổ tức kể từ lần chia cổ phiếu năm 2020.

Qua báo cáo tài chính Vingroup năm 2024, có thể thấy đây là một năm thành công vượt bậc khi doanh thu và lợi nhuận đều đạt mức cao kỷ lục. Bước sang năm 2025, cổ phiếu VIC đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng lên đến 75%. Tính đến phiên giao dịch ngày 24/04/2025, giá VIC chạm mốc 62.700 đồng/cổ phiếu. Là tập đoàn đa ngành hàng đầu tại Việt Nam, Vingroup tiếp tục thu hút sự chú ý của nhà đầu tư với triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới.

Để được tư vấn đầu tư và theo dõi thêm báo cáo tài chính Vingroup cũng như các doanh nghiệp khác, vui lòng liên hệ hotline Chứng khoán KIS: (028) 3914 8585 hoặc truy cập website: stockkisvn.vn.

 

to top